0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng duy trì nguồn nhânlực tại Namlong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NAM LONG ĐẾN NĂM 2020​ (Trang 70 -72 )

5. Kết cấu của đề tài

2.5. Thực trạng duy trì nguồn nhânlực tại Namlong

2.5.1.Đánh giá thực hiện công việc tại công ty

Các kế hoạch được phân chia thành từng công đoạn và thực hiện bởi các phòng ban chức năng, các kế hoạch được cập nhật từ đầu năm và phân công cho từng cá nhân cụ thể. Các kế hoạch này được lập thành các mục tiêu thực hiện trong năm của nhân viên. Các mục tiêu này được đo lường cụ thể cũng như tất cả các hoạt động của nhân viên được ghi nhận và đo lường bởi các chỉ tiêu chỉ số thực hiên của cá nhân. Ngay từ đầu năm, nhân viên và các cấp trưởng phòng ban phân tích kế hoạch và thỏa thuận các mục tiêu cần đạt được của phòng ban và của nhân viên trong năm. Ngoài các chỉ tiêu về thực hiện công viêc, nhân viên cũng phải có những chỉ tiêu về liên kết với các bộ phận, tương tác để xây dựng sự liên kết giữa các phòng ban và các chỉ tiêu phát triển kỹ năng cá nhân gọi là chỉ tiêu về Con Người. Việc đánh giá được xem xét giữa năm để kịp thời điều chỉnh các Chỉ số công việc và Chỉ tiêu cho phù hợp, cấp trưởng phòng ban và nhân viên cùng thảo luận điều chỉnh tăng giảm các chỉ tiêu, mục tiêu để việc thực hiện trong giai đoạn nữa cuối năm được thực hiện tốt. Vào cuối năm, các trưởng phòng ban xem xét kết quả hoạt động của nhân viên dựa trêa các mục tiêu hoàn thanh và các chỉ số thực hiện của nhân viên để đánh giá, rút kinh nghiệm với nhân viên. Các hồ sơ đánh giá được trưởng phòng ban cùng bộ phận Nhân sự khu vực và bộ phận nhân sự khu vực hội sở cùng xem xét và quyết định các đánh giá dựa trên bảng tiêu chí sau:

Bảng 2.16: Bảng đánh giá cuối năm theo các tiêu chí tại công ty Nam Long

Chị tiêu về thực hiện Công việc Chỉ tiêu vê kỹ năng Nhân Sự Điểm Đánh giá

Không hoàn thành mục tiêu (<30%) Không hoàn thành mục tiêu (<30%) 1 Không hoàn thành một vài mục tiêu trong năm. (<

70%)

Không hoàn thành một vài mục tiêu trong năm . (< 70%)

2 Hoàn thanh 100% mục tiêu đã đặt ra Hoàn thanh 100% mục tiêu đã đặt ra 3 Hoàn thành tất cả mục tiêu đặt ra và có nhũng mục

tiêu hoàn vượt trội hơn sự mong đợi

Hoàn thành tât cả mục tiêu đặt ra và có những mục tiêu hoàn vượt trội hon sự mong đợi

4 Hoàn thành suât săc tât cả mục tiêu chính hơn sự

mong đợi đặc biệt là các mục tiêu chính.

Hoàn thành suât sãc tât cà mục tiêu chính hơn sự mong đợi đặc biệt là các mục tiêu chính.

5

(Nguồn- phòng Nhân sự - công ty TNHH Nam Long) Sau khi cấp trưởng phòng và phòng nhân sự kết thúc đánh giá, kết quả sẽ được xác nhận của Ban Giám Đổc và quyết định các mức khen thưởng, tăng lương và đề bạt hoặc xem xét hỗ trợ nhân viên nếu nhân viên có các chỉ số đánh giá thấp.

Để xem xét việc thỏa mãn của nhân viên trong việc đánh giá thành tích của công ty, tác giả đã khảo sát về mức độ thỏa mãn của nhân viên:

Bảng 2.17: Bảng thống kê đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên về việc

đánh giá cuối năm của công ty

Stt Nội dung câu hỏi Mức độ thỏa

1 2 3 4 5

27 Anh/Chị cỏ được cấp trên trao đối rõ ràng về các mục tiêu

đánh giá hàng năm không? 1 24 31 44

28 Việc cấp trên trao đổi với anh chị và điều chinh mục tiêu

vào giữa năm là hữu ích với anh chi 1 47 52

29 Việc đánh giá cuôi năm có công băng và phù hợp 3 14 21 30 32

(Ghi chủ: 1- Hoàn toàn không thỏa mãn; 5: Hoàn toàn thỏa mãn) (Nguồn: khảo sát của tác giả) Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy phần lớn nhân viên rất đồng tình với việc công ty lập mục tiêu cho nhân viên từ đầu năm để nhân viên hiểu rõ việc thực hiện công việc trong năm và đánh giá thành tích cuối năm của ban

giám đốc (75%). Việc thực hiện trao đổi điều chỉnh giữa năm cũng được xem là rất phù hợp (99%). Đây là điểm rất mạnh của công ty trong việc quản trị nhân sự. Có thể thấy các chương trình quản trị bằng mục tiêu mang lại sự đồng thuận lớn của nhân viên các cấp và mang lại hiệu quả trong hoạt động của công ty. Việc đánh giá thánh tích cuối năm của công ty cũng được nhân viên cho là khá công bàng và phù họp (62%) phản ảnh được thành tích một năm làm việc của nhân viên.

Vậy ta thấy, việc đánh giá thực hiện công việc tại Nam Long được thực hiện tốt, là một điểm mạnh trong công tác quản trị nhân sự của công ty. Công ty cần duy trì và phát huy điểm mạnh này để việc quản trị nguồn nhân lực luôn tốt và thúc đẩy được nhân viên làm việc tạo năng suất sản lượng cao cho công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NAM LONG ĐẾN NĂM 2020​ (Trang 70 -72 )

×