0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quan hệ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NAM LONG ĐẾN NĂM 2020​ (Trang 37 -38 )

1.2.2.2 .Đào tạo và phát triển

1.2.2.2.2 .Phương pháp đào tạo bên ngoài doanh nghiệp

1.2.3.3. Quan hệ lao động

Quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình lao động. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động. Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi luật lao động và công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của người lao động. Quan hệ lao động gồm có: Công đoàn, thỏa ước lao(TƯLĐ) động tập thể, tranh chấp lao động, cán bộ, công nhân viên tham gia quản lý doanh nghiệp, tìm hiêu quan điểm, mức độ thỏa mãn của nhân viên. Mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Để xây dựng quan hệ lao động tốt đẹp phải có: Luật pháp lao động, nội quy lao động, văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo. Công đoàn có 3 nhiệm vụ cơ bản: bảo vệ quyền lợi người lao động, tham gia quản lý doanh nghiệp, giáo dục và động viên người lao động. Thỏa ước lao động tập thể: là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và NSDLĐ về các điều kiện LĐ và sử dụng LĐ, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong QHLĐ. Nội dung chủ yếu của TƯLĐ tập thể gồm: tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho NLĐ, việc làm và bảo đảm việc làm cho NLĐ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, BHXH, điều kiện LĐ, an toàn và vệ sinh lao động. Các chiến lược áp dụng trong TƯLĐ phân thành hai loại chiến lược phân biệt và chiến lược phối hợp. Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa cá nhân NLĐ hoặc giữa tập thể NLĐ với NSD LĐ về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện HĐLĐ, TƯLĐ thể và trong quá trình học nghề. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là: thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp tại nơi phái sinh xảy ra tranh chấp; thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện CĐ và NSDLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NAM LONG ĐẾN NĂM 2020​ (Trang 37 -38 )

×