Tiêu chí về số lượng bản án quyết định của Tòa án bị hủy, sửa

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 64 - 67)

-Tiêu chí về số lượng giải quyết tranh chấp hành chính của TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết hàng năm

Số lượng vụ án hành chính được TAND cấp tỉnh giải quyết/ số án đã thụ lý hàng năm vừa thể hiện trách nhiệm, sự nỗ lực của TAND, vừa là tiêu chí có tính bắt buộc trong thực thi công vụ của TAND cấp tỉnh nói chung và đối với từng Thẩm phán nói riêng. Về thực chất, hoạt động của TAND là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Trong đó có chức năng quan trọng là thực hiện chức năng “dịch vụ

công” của Nhà nước, nhằm đáp ứng các yêu cầu, kiến nghị, đề nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các khiếu kiện của tổ chức và công dân. Mặt khác, các yêu cầu, tranh chấp hành chính phát sinh trong đời sống xã hội, mà tự họ không thể dàn xếp, giải quyết được, lẽ đương nhiên chỉ còn con đường duy nhất là “Trông cậy” nơi nhà nước. Bởi vậy, việc đáp ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu chính đáng của dân chúng vừa là bổn phận của Nhà nước, vừa là tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước, trong đó có TAND với tư cách là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử).

Để đảm bảo hiệu quả của công tác giải quyết án hành chính của các Tòa án, đồng thời xác định trách nhiệm công chức có chức danh tư pháp trong hệ thống cơ quan Tòa án, hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế, Chánh án TANDTC đều có chỉ thị yêu cầu TAND các cấp, cũng như Thẩm phán tập trung tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Trong đó có các chỉ tiêu cụ thể, chẳng hạn, yêu cầu về chỉ tiêu giải quyết án hành chính các năm 2017, 2018 đối với các Tòa án là phải giải quyết đạt tối thiểu 80% so với tổng số lượng vụ việc đã thụ lý trong năm đó thì đơn vị đó, cá nhân Thẩm phán đó mới được bình xét thi đua năm. Trường hợp không đạt chỉ tiêu này, đồng thời cũng được xem như là chưa hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, không được bình xét thi đua [107]; [109].

Đối với trách nhiệm của Thẩm phán hàng năm cũng được nhận xét đánh giá chất lượng thi đua, phân loại công chức theo kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cả về số lượng, chất lượng công việc được giao trong năm theo tiêu chí của ngành. Chẳng hạn, ngày 19/6/2017 Chánh án TANDTC đã có quyết định số 120/QĐ-TATC về việc ban hành quy định xử lý trách nhiệm đối với người giữ chức danh tư pháp trong ngành TAND. Trong đó, quy định tỷ lệ bản án, quyết định của Thẩm phán khi giải quyết vụ việc hành chính mà bị cải sửa vượt quá 03%; số lượng bị hủy vượt 1,16% so với tổng số lượng vụ việc giải quyết trong năm đó thì không được bình xét thi đua trong năm và sẽ được xem xét trong quá trình tá bổ nhiệm Thẩm phán cho nhiệm kỳ tiếp theo [108].

Chất lượng xét xử các VAHC cũng được biểu hiện thông tỷ lệ số lượng vụ việc tranh chấp hành chính có khởi kiện và được thụ lý mà Tòa án đã giải quyết xong. Đây chính là chỉ số phản ánh khả năng đáp ứng yêu cầu “cần được giải quyết

tại Tòa” của Tòa án đối với nhu cầu dân chúng, của xã hội. Thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tranh chấp hành chính là dạng tranh chấp có đặc tính đặc biệt, vì một bên (bị kiện) luôn liên quan đến công quyền (hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước - khu vực hành chính), trong khi đứng ra giải quyết các tranh chấp này cũng chính cơ quan trong bộ máy nhà nước (Tòa án). Trong trường hợp các yêu cầu của dân chúng không được giải quyết hoặc giải quyết ở tỷ lệ thấp, điều đó chứng tỏ rằng hoặc trách nhiệm nhà nước đó thấp hoặc ở trong tình trạng “quan lại bênh quan”. Hệ lụy của tình trạng này sẽ là niềm tin của xã hội, của dân chúng đối với hoạt động hành chính và hoạt động tư pháp (Tòa án) bị giảm sút.

- Tiêu chí về chất lượng xét xử các vụ án hành chính của TAND cấp tỉnh.

Chất lượng xét xử các VAHC được hiểu là những phán quyết của HĐXX phải thỏa mãn các chuẩn mực, các tiêu chuẩn, phù hợp với mục đích của giải quyết tranh chấp của Tòa án. Chuẩn mực trong giải quyết tranh chấp hành chính của Tòa án là sự phù hợp, sự chuẩn chỉ với các quy định của pháp luật tố tụng cũng như pháp luật nội dung có liên quan đến tranh chấp. Đồng thời, phù hợp với các quy chuẩn của đạo đức xã hội. Bản án, quyết định của Tòa án “thấu lý - đạt tình”, được dư luận xã hội chấp thuận, đồng tình, ủng hộ. Bản án thực sự được hiện thực hóa trong đời sống xã hội, thuyết phục được các bên đương sự trên cơ sở phán quyết của Tòa án thực sự vô tư, khách quan, không thiên vị.

Biểu hiện cụ thể của chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh cũng được phản ánh thông qua các tiêu chí như: số lượng bản án, quyết định không có kháng caó, kháng nghị. Tỷ lệ án không có kháng cáo, kháng nghị được hiểu là các bên đương sự đồng tình hoặc buộc phải chấp thuận với phán quyết của Tòa án, bởi phán quyết đó là khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án có kháng cáo, kháng nghị nhưng tỷ lệ án bị sửa hoặc bị hủy nhiều hay ít. Tuy nhiên khi bản án, quyết định của Tòa án bị sửa hoặc hủy cũng do nhiều lý do khác nhau. Hoặc do lỗi chủ quan hoặc bởi lý do khách quan, cá biệt có những trường hợp hủy án không thuyết phục. Trong trường hợp này được hiểu là “oan - sai” trong phúc thẩm, thậm chí trong xét xử giám đốc thẩm.

Tỷ lệ án bị sửa, hủy của Thẩm phán trong năm công tác được xem xét là chỉ tiêu thi đua, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ, trách nhiệm và phẩm chất xét xử của Thẩm phán. Bởi vì, án bị hủy do có sai sót, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà không thể khắc phục, sửa chữa được. Những phán quyết của Tòa án bị sửa hoặc bị hủy có nhiều nguyên nhân khác nhau, để đánh giá công bằng, khách quan ngành Tòa án chỉ xem xét đến việc sửa, hủy án do lỗi chủ quan của HĐXX (Thẩm phán), không quan tâm đến nguyên nhân của lỗi do vô ý hoặc cố ý. Bởi vì, phán quyết của Tòa án luôn luôn liên quan đến con người không ở góc độ này thì ở góc độ khác. Chỉ tiêu của ngành Tà án đặt ra là trong năm công tác, số lượng bản án, quyết định của Thẩm phán bị cải sửa vượt quá 03%/tổng số vụ việc giải quyết; bị hủy vượt quá 1,16%/tổng số lượng án giải quyết trong năm đó thì không được xét thi đua năm và sẽ bị xem xét trong quá trình tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ Thẩm phán tiếp theo.

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w