- Có ý kiến đề nghị mô hình cơ quan tài phán hành chính tương tự như Tòa án quân sự để vừa phù hợp với quy định của Hiến pháp (TANDTC là cơ quan xét xử cao
4.2.4. Xây dựng đạo đức về văn hóa pháp luật cho đội ngũ làm công tác giải quyết án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
tác giải quyết án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tài - Đức là hai tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Hai tố chất này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Nghề xét xử càng đòi hỏi ở mức độ cao cả về tài và đức. Bởi vì, hoạt động của Tòa án luôn luôn liên quan đến con người. Đạo đức và văn hóa pháp luật của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các VAHC là giá trị của những phán quyết công minh, khách quan, đúng pháp luật. Đặc trưng khác biệt của Thẩm phán hành chính là giải quyết các xung đột, sự phản ứng của tổ chức và công dân đối với cách hành xử, xử sự của công quyền đối với họ. Việc khó của Thẩm phán là là giải quyết sao cho vừa bảo đảm hiệu lực QLNN, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Nghề xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh là khá nhậy cảm và phức tạp. Như đã phân tích ở phần thực trạng, giải quyết án hành chính đã và đang chịu áp lực từ nhiều góc độ khác nhau như: từ phía xã hội, từ quyền lực chính trị, quyền lực tổ chức - hành chính, lợi ích chính trị, kinh tế... Một trong những nguyên nhân lượng án hành chính ít cũng là do đạo đức của Thẩm phán, HĐXX chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nể nang, e rè, ưu ái thậm chí sợ sệt đối với người bị kiện vì họ có quyền lực (cơ quan, tổ chức và cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN). Trong quá trình giải quyết án chưa khách quan, công tâm, trung thực, nên tỷ lệ người khởi kiện (tổ chức và công dân) thua kiện chiếm phần đa.
Để góp phần xây dựng đạo đức và văn hóa pháp luật trong giải quyết án hành chính cho đội ngũ tham gia giải quyết các VAHC của TAND cấp tỉnh, luận án kiến nghị triển khai, thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế về chuẩn mực hóa chế độ công vụ của cán bộ, công chức nói chung, sớm ban hành luật công vụ. Bên cạnh quy chuẩn đạo đức cán bộ, công chức, đạo đức công vụ (theo luật cán bộ, công chức), đề nghị TANDTC sớm thể chế hóa để ban hành bộ quy tắc đạo đức của ngành Tòa án, trong đó có các quy tắc đạo đức của Thẩm phán nói chung và Thẩm phán xét xử các VAHC nói riêng, để làm cơ sở chuẩn hóa đạo đực nghề nghiệp trong ngành Tòa án.
- Tăng cường rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, tính trung thực trong giải quyết án hành chính. Thẩm phán hành chính của TAND cấp tỉnh phải có khả năng độc lập và lòng dũng cảm, thái độ công bằng, vô tư, không thiên vị và có niềm tin nội tâm sâu sắc, vững vàng. Tính trung thực thể hiện ở sự tôn trọng sự thật khách quan, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó. Đồng thời phải có tinh thần trách nhiệm cao, bằng sự tận tụy, thận trọng, tỷ mỷ, chu đáo trong quá trình lựa chọn các tình tiết, chứng cứ và các căn cứ pháp lý để giải quyết án một cách tốt nhất.