Bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gắn với công cuộc cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 129 - 132)

nhân dân cấp tỉnh phải gắn với công cuộc cải cách tư pháp

Tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ nhiệm vụ: “Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các KKHC. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các KKHC tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án” [7]. Ngày 12/3/2014 Bộ Chính trị khóa XI đã có Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 49-NQ/TW tiếp tục khẳng định: Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 về cơ bản là đúng đắn. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tiếp tục thực hiện mục tiêu, quan điểm, phương hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX vẫn còn phù hợp. Đồng thời, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng nêu trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp [8].

Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy và xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp đạt một số kết quả bước đầu: Xây dựng xong một số đề án về đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, xác định rõ mô hình tổ chức của hệ thống TAND 4 cấp, theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức TAND. Thực hiện thành công một số nhiệm vụ: Tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, khắc phục tình trạng tồn đọng án ở Tòa án cấp tỉnh và tòa cấp cao. Mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND đối với các KKHC; giao TAND thẩm quyền xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc. Triển khai bước đầu yêu cầu tăng cường tranh tụng tại phiên tòa. Hệ thống pháp luật về thi hành án được hoàn thiện cơ bản; tổ chức, hoạt động của Luật TTHC năm 2015 đã tiếp tục thể chế hóa các chủ trương trong Nghị quyết số 49-NQ/TW về:

Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng của công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án [7].

Thông qua các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét xử các VAHC, thẩm quyền xử lý VPHC, đặc biệt là thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý VPHC góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Các vấn đề lý luận về mô hình tố tụng của nước ta đang được nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn thiện, pháp luật về TTHC trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập đang được khắc phục, nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng tư

pháp nói chung và TTHC nói riêng theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị từng bước được hoàn thiện, việc xác định vị trí, vai trò của Tòa án và các bên tranh tụng cần thật chính xác hơn; bản chất thừa hành, chấp hành của thi hành án dân sự trong mối quan hệ với Tòa án được làm rõ dần, khắc phục việc cắt khúc, biệt lập với hoạt động xét xử của Tòa án. Nâng cao chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh phải được gắn liền với tinh thần cải cách Tư pháp và phải được thể hiện trên các quan điểm:

Thứ nhất, các mục tiêu, quan điểm, phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 49-NQ/TW là những chủ trương mang tầm chiến lược và khá đồng bộ nhưng việc triển khai trên thực tế lại không đồng bộ, cải cách tư pháp còn chậm và chưa theo kịp so với cải cách lập pháp và cải cách hành chính; những nhiệm vụ chính, được coi là trọng tâm, đột phá thậm chí còn chưa có bước chuyển biến đáng kể (như cải cách thủ tục tố tụng tư pháp, cải cách hệ thống tổ chức Tòa án, Viện kiểm sát…) dẫn đến lực cản lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ.

Thứ hai, chủ trương cải cách tư pháp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ, liên thông với nhau, nếu một khâu không được thực hiện hoặc thực hiện chậm, không đúng hướng sẽ tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến các khâu, nhiệm vụ khác, do đó đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách nhất quán, quyết liệt, sự kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời của các cấp có thẩm quyền trong quá trình thực hiện cải cách. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian qua còn chưa hiệu quả, vai trò của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương của các cấp, các ngành trong một số trường hợp còn mờ nhạt.

Thực tiễn cải cách tư pháp thời gian qua cho thấy, các mục tiêu cải cách có đạt được hay không đều phụ thuộc vào nhận thức và hành động của chính lực lượng cán bộ, công chức của toàn ngành, trong đó vai trò tiên phong, trụ cột, dẫn dắt của thủ trưởng, lãnh đạo từng ngành, từng cơ quan, đơn vị có ý nghĩa then chốt vì chính họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các hoạt động cải cách. Chiến lược cải cách tư pháp đã tạo nên vận hội lớn, đã bước đầu khơi dậy được nội lực nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan, cán bộ tư pháp từ trung ương đến cơ sở. Khi mỗi cán bộ, công chức cảm nhận và tin vào ý nghĩa, giá trị thiết thực của sự đổi mới đối với người dân, với xã hội, với chính Ngành Tư pháp và cá nhân mình, họ sẽ thật sự quan tâm, chủ động và sáng tạo

trong cách nghĩ, cách làm để thực thi nhiệm vụ dù có nhiều khó khăn đặt ra ban đầu. Bài học ở đây là cần phải có những chính sách đồng bộ khuyến khích, động viên về cả tinh thần và vật chất để duy trì được tính tích cực và khả năng tiềm tàng trong từng cán bộ, công chức của Ngành Tư pháp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cải cách.

Thứ ba, triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW cần có trọng tâm, trọng điểm với sự chỉ đạo tập trung, kịp thời, quyết liệt, dứt điểm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành. Công cuộc cải cách tư pháp liên quan tới nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nhiều bộ ngành. Xuất phát từ thực tế Việt Nam, với nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất và về thời gian có hạn, mỗi ngành cần lựa chọn một số vấn đề trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn để tập trung tổ chức thực hiện, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm cho những bước tiếp theo. Sự chỉ đạo phải tập trung, quyết liệt nhưng đồng thời cũng phải rất mềm dẻo, linh hoạt, trong nhiều trường hợp phải kiên trì, vận động, thuyết phục.

Tòa án là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của bộ máy nhà nước, muốn tăng cường hiệu lực Nhà nước cần quan tâm xây dựng ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh, nâng cao được năng lực xét xử. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Tòa án là đòi hỏi tất yếu khách quan.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁNHÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w