nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý
Giải quyết KKHC là một cơ chế pháp lý cần thiết và không thể thiếu trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền mà ở đó điều kiện tiên quyết là tính tối thượng của pháp luật phải được bảo đảm. Với tinh thần thượng tôn pháp luật của toàn xã hội, không phân biệt ai, thuộc giai tầng nào, đẳng cấp nào trong xã hội đều đối xử bình đẳng trước pháp luật. TAND với vai trò là cơ quan “cầm cân, nẩy mực”, được Đảng và Nhà nước giao phó, nhân dân tin cậy, không có tư cách nào khác ngoài mục tiêu cao nhất là luôn luôn tuân thủ pháp luật một cách chính xác nhất, khách quan nhất và trung thực nhất. Giải quyết KKHC vận hành một cách hiệu quả, phát huy vai trò, tác dụng tích cực trong xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi và góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Các KKHC khi được giải quyết khách quan, hiệu quả sẽ giúp nhanh chóng chấm dứt các tranh chấp hành chính, cơ quan HCNN có điều kiện để tập trung vào hoạt động quản lý, điều hành, tổ chức tốt hoạt động dịch vụ công, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Yêu cầu cơ bản của quan điểm này là “sản phẩm” của Tòa án luôn luôn được kiến tạo trên nền tảng pháp luật, luôn phù hợp với pháp luật, đúng pháp luật trên tất cả các phương diện: thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và chấp hành pháp luật. Các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp hành chính của TAND cấp tỉnh phải “thấu tình - đạt lý”, có tính thuyết phục cao, phán quyết vô tư, không thiên vị, được sự đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân và dư luận xã hội. Biểu hiện cụ thể của chất lượng xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh được thể hiện ở các tiêu chí:
tỷ lệ kháng nghị của VKSND thấp nhất có thể; tỷ lệ kháng cáo của đương sự ở mức độ chấp nhận được (tỷ lệ này bình quân trong 5 năm gần đây của TAND cấp tỉnh là 66,62% (892 vụ/1339 vụ) đang ở mức cao); tỷ lệ án bị sửa, bị hủy phải đạt chuẩndưới 5% tổng số án giải quyết hàng năm (hiện nay tỷ lệ án bị sửa và bị hủy bình quân chung hàng năm là: 22,03% là ở mức cao. Trong đó tỷ lệ án bị sửa là: 8,3%, án bị hủy là: 13,7%) [104]; [105]; [106]; [107]; [109].
Với chức năng xem xét, đánh giá tính hợp pháp, tính đích thực của QĐHC, HVHC của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng QLHCNN, thông qua hoạt động giải quyết, chỉ ra những thiếu sót, khiếm khuyết, thậm chí những lỗi cả về hình thức lẫn nội dung của QĐHC, HVHC của chủ thể quản lý hành chính sẽ là nhân tố tích cực góp phần giúp cho hoạt động hành chính được tiến bộ hơn.
4.1.3. Bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa ánnhân dân cấp tỉnh phải gắn với tiến trình cải cách hành chính ở nước ta