Về phạm vi thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 81 - 83)

án nhân dân cấp tỉnh

Luật TTHC được xây dựng và ban hành đã tạo một cơ chế pháp lý khá đầy đủ và hoàn thiện để Tòa án giải quyết các KKHC có hiệu quả. Việc phân định thẩm quyền được xác định trên cơ sở các nguyên tắc: Thẩm quyền theo loại việc; Thẩm quyền theo lãnh thổ (địa hạt). Thẩm quyền của HĐXX được quy định cụ thể tạo cơ chế để HĐXX ra bản án, quyết định được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Về thẩm quyền của Tòa án, Điều 30 Luật TTHC năm 2015 tuy đã mở rộng thẩm quyền giải quyết của Tòa án, so với các quy định trước đây nhưng vẫn còn một số loại việc mà pháp luật quy định Tòa không có thẩm quyền giải quyết như QĐHC, HVHC mang tính nội bộ mặc dù các quyết định, hành vi này đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Mặt khác, khi tuyên án, HĐXX cũng không có thẩm quyền sửa đổi một phần hoặc toàn bộ QĐHC trái pháp luật bị khiếu kiện khi thấy cần thiết, mà chỉ có thẩm quyền tuyên giữ nguyên hoặc tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ QĐHC. Điều đó dẫn đến hạn chế thẩm quyền của Tòa án, quyền lợi của công dân mới chỉ được bảo vệ một cách hình thức, chưa bảo vệ được quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh khi xét xử các VAHC bao gồm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm các VAHC. Về phạm vi những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh:

Đối với QĐHC, HVHC hầu hết thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án khi có khiếu kiện. Tuy nhiên QĐHC, HVHC mang tính nội bộ; liên quan đến an ninh, quốc phòng và ngoại giao không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đây là quy định theo phương pháp loại trừ. Những QĐHC, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức (tức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt

động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó) là nhằm bảo đảm cho việc không khởi kiện tràn lan; hoạt động tư pháp không can thiệp sâu vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt, có những QĐHC, HVHC mang tính nội bộ, thuần túy chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức nhưng cũng có những QĐHC, HVHC mang tính nội bộ nhưng lại liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (như quyết định lên lương, quyết định cho thi tuyển công chức...).

Như vậy, trong trường hợp này, đối với các QĐHC, HVHC mang tính nội bộ nhưng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần quy định cá nhân, tổ chức đó có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, thực tế thời gian qua cho thấy chính những hành vi tắc trách, thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của một số cơ quan, tổ chức đã dẫn đến thiệt hại của người dân nhưng rất khó quy trách nhiệm để xem xét bồi thường thiệt hại. Sở dĩ như vậy vì những hành vi đó không được coi là đối tượng bị KKHC tại Tòa án nên không có bản án, quyết định của Tòa án. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, những trường hợp như vậy, nếu không có bản án, quyết định của Tòa án thì không có căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước. Do vậy, mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án cả đối với các QĐHC, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, còn có ý nghĩa răn đe, đề cao thêm trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.

+ Khoản 6 Điều 3 Luật TTHC năm 2015 đã chỉ rõ: “QĐHC, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là: Những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nội hàm khái niệm “hành vi hành chính mang tính chất nội bộ” vẫn có những cách hiểu khác nhau.

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w