Công tác xây dựng Đảng trong TAND cấp tỉnh luôn phải được gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán nói chung và Thẩm phán hành chính nói riêng. Một điểm thuận lợi hiện nay về cơ bản lãnh đạo TAND cấp tỉnh ở các địa phương đều tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh (56/63 tỉnh, thành đạt 89%
- Báo cáo tổng kết năm 2017 của TANDTC). Các tổ chức Đảng tại TAND cấp tỉnh (Đảng ủy, các Ban chi ủy) cần phải thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ đảng viên; duy trì kỷ cương, nề nếp sinh hoạt; chú trọng giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, đề cao tinh thần phê và tự phê bình trong sinh hoạt đảng; chủ động nắm bắt, định hướng tư tưởng, giải quyết các vấn đề tư tưởng của đảng viên. Các cấp ủy đảng phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo TAND cấp tỉnh trong việc đánh giá, nhận xét cán bộ, việc quy hoạch, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, động viên đảng viên và quần chúng yên tâm công tác, hoàn thành tốt, có chất lượng nhiệm vụ được giao.
Quán triệt và triển khai kịp thời tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Thành ủy, tỉnh ủy đến đảng viên, nhất là những nghị quyết có liên quan đến tổ
chức và hoạt động tư pháp. Triển khai nhiệm vụ xét xử nói chung và xét xử án hành chính nói riêng phải gắn với việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tăng cường chỉ đạo xét xử lưu động các VAHC để thông qua đó phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ - công chức và nhân dân.
Thẩm phán xét xử các VAHC luôn phải là người có nhận thức chính trị sâu sắc, có tư tưởng, quan điểm chính trị kiên định, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp thông thạo, có kiến thức và kinh nghiệm QLHCNN để phục vụ tốt cho công tác xét xử các VAHC trên địa bàn. Bởi vì án hành chính khá nhậy cảm, liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt động QLHCNN của UBND các cấp. Trong khi vị trí, vai trò của UBND là trung tâm của hệ thống chính trị ở địa phương.