Những hạn chế trong xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 93 - 115)

cấp tỉnh và nguyên nhân

3.2.2.1. Những hạn chế trong xét xử các vụ án hành chính của Tòa ánnhân dân cấp tỉnh nhân dân cấp tỉnh

Một là: Hạn chế về đạo đức trong hoạt động nghề Thẩm phán

Đạo đức nghề nghiệp xét xử có yêu cầu rất cao, vì xét xử luôn liên quan đến con người. Một số VAHC được TAND cấp tỉnh xét xử chưa thực sự thuyết phục, số lượng án có kháng cáo, kháng nghị vẫn còn nhiều, tỷ lệ án bị sửa bình quân trong 07 năm từ 2011 -2017 là 5,8% (trong đó năm 2011: 11,6%; năm 2012: 21,4%; năm 2013 10%; năm 2014:9,2%; năm 2015:15,4%; năm 2016: 3,92%; năm 2017: 3,87%). Tỷ lệ án bị hủy cũng đáng lo ngại, trong 07 năm, số lượng án hành chính do TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị, bị TAND cấp cao xét xử phúc thẩm hủy án bình quân là: 14,4%% (trong đó, năm 2011:23,4%; năm 2012: 20%; năm 2013:20%; năm 2014: 18,3%; năm 2015: 25,6%; năm 2016: 3,75%; năm 2017:4,09%) [101]; [102]; [104]; [105]; [106]; [107]; [109]. Lý do hủy án chủ yếu thuộc về lỗi chủ quan của HĐXX. Một số lỗi như: vi phạm nghiêm trọng tố tụng; nhận thức và áp dụng pháp luật để giải quyết án chưa đúng. Chẳng hạn như: xác định thời hiệu không đúng; xá định sai đối tượng khởi kiện; sai người bị kiện; xác định thẩm quyền xét xử chưa chính xác… Một số trường hợp do Thẩm phán bị tác động bởi “quyền lực” hoặc vật chất nên đã đưa ra những căn cứ, áp dụng những tình tiết bất lợi cho người khởi kiện.

Mặt khác, về đạo đức nghề luật và bản lĩnh nghề nghiệp của một số người làm công tác xét xử các VAHC của TAND cấp tỉnh còn bất cập. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. Đạo đức tư pháp là tập hợp các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một tập thể, một dân tộc về hoạt động tư pháp cũng như về một nền công lý xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948: Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính phủ, cho nên càng phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và

chung cho cả tư pháp và hành chính. Đồng thời Người đã phát biểu: Xét xử đúng là tốt nhưng nếu không phải xét xử thì tốt hơn. Tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950, Người cũng đã nói: … Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án…. (Hội nghị tư pháp năm 1949).

Nhìn chung, các Thẩm phán có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Qua công tác quản lý cán bộ cho thấy chưa có trường hợp nào có quan điểm “trái chiều” hoặc có hành vi gây tổn hại đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều người trưởng thành từ thực tiễn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động xây dựng đất nước và nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước nói chung và ngành Tòa án nói riêng.

Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường một bộ phận Thẩm phán có biểu hiện mưu cầu lợi ích cá nhân, cá biệt có những trường hợp Thẩm phán vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp bị xử lý về hành chính hoặc vi phạm pháp luật đã bị truy tố, xét xử về tội ra bản án, quyết định trái pháp luật, nhận hối lộ hoặc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... Nhất là tình trạng “chạy án” trong đời sống xã hội, đời sống tư pháp lâu nay diễn ra khá phổ biến. Tình trạng nhận hối lộ, dàn xếp án, cũng không chỉ ngành Tòa án mà phổ biến ở hầu hết các khâu: điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Một số Thẩm phán kỹ năng thao tác nghiệp vụ về thụ lý, xét xử, nhất là đối với án hành chính còn non kém, bởi ngại va chạm, thậm chí còn “sợ” cơ quan hành chính cùng cấp, cho nên còn nhiều tình trạng “né - tránh” hoặc đùn đẩy việc thụ lý hoặc có thụ lý thì việc giải quyết vẫn nghiêng về cơ quan hành chính nhà nước.

Một trong những tiêu chuẩn mà Luật tổ chức Tòa án quy định đối với người Thẩm phán là phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng và có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN. Pháp luật hiện hành chưa có quy định tiêu chuẩn bắt buộc đối với Thẩm phán về trình độ lý luận chính trị. Đối với Thẩm phán TAND cấp tỉnh khoảng 85% đã được đào tạo về cao cấp lý luận chính trị, khoảng 15% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đội ngũ Thẩm phán TAND cấp tỉnh đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam [101].

Để chuẩn hóa về phẩm chất đạo đức của Thẩm phán nói chung, hiện nay, trên cơ sở thể chế hóa các quy chuẩn về đạo đức công chức - công vụ, các chuẩn mực của đạo đức xã hội, TANDTC đã và đang soạn thảo bộ tiêu chí về Quy tắc đạo đức của Thẩm phán đang lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành để sớm ban hành làm cơ sở, làm chuẩn mực về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán. Bên cạnh việc tự rèn luyện về tác phong, nhân cách, phẩm giá của mình, việc sớm có được bộ quy tắc đạo đức nghề Thẩm phán với những tiêu chí, chuẩn mực rõ ràng, cụ thể là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tư pháp hiện nay.

Hai là: Hạn chế về sự tuân thủ pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong xét xử các vụ án hành chính

Nguyên tắc tối cao trong xét xử là sự tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết VAHC một cách đúng đắn, không trái pháp luật luật. Nhìn chung trong báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm của ngành TAND đều đánh giá khá sâu sắc về những tồn tại trong việc giải quyết án của các TAND địa phương vẫn mắc phải những sai lầm trong việc tuân thủ pháp luật, trong áp dụng pháp luật của Thẩm phán. Một số Tòa án địa phương chưa khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của Tòa án (TAND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tầu 47 vụ; TAND tỉnh Sóc Trãng 13 vụ; TAND tỉnh Quảng Ninh 04 vụ; TAND tỉnh Bắc Giang 03 vụ) [101]. Vẫn còn tình trạng chậm gửi bản án, quyết định cho các cơ quan có liên quan hoặc chậm tống đạt văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng. Chưa khắc phục triệt để việc bản án tuyên không rõ ràng, một số bản án, quyết định sai sót về thông tin người tham gia tố tụng nên phải đính chính, giải thích. Có trường hợp tạm đình chỉ còn thiếu căn cứ hoặc lý do tạm đình chỉ không còn nhưng không theo dõi, đôn đốc để đưa vụ án ra xét xử làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài. Việc chuyển giao thông báo thụ lý bản án, quyết định cho VKSND ở một số địa phương còn chưa kịp thời, dẫn đến VKSND có kiến nghị, phản ảnh. Một số Tòa án có số lượng vụ án tạm đình chỉ việc giải quyết quá lớn, thậm chí có một số trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án không đủ căn cứ theo quy định của pháp

luật hoặc sau khi tạm đình chỉ chưa chủ động theo dõi, đôn đốc để tiếp tục giải quyết lại vụ án khi thời gian tạm đình chỉ đã hết [101].

Tình trạng trên các Thẩm phán hoàn toàn hiểu và biết về quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những hiện tượng này biểu hiện thái độ của Thẩm phán, ý thức của Thẩm phán trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, thậm chí nhiều trường hợp thuộc trạng thái “xem thường” pháp luật, thiếu nghiêm túc trong chấp hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật.

Mặc dù trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận của Thẩm phán đã được từng bước nâng cao, xong về tuân thủ pháp luật vào việc giải quyết án hành chính vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau đây:

+ Hạn chế về áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án chưa đúng: Trong quá trình thụ lý, giải quyết VAHC, do không nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Do vậy, một số Tòa án đã áp dụng pháp luật không đúng nên các quyết định tại bản án không có căn cứ pháp luật.

Ví dụ: Sau khi kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp; Chi cục thuế thành phố Q thuộc tỉnh B (gọi tắt là Chi cục thuế) đã lập biên bản kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế đối với doanh nghiệp. Tại biên bản này Chi cục thuế đã phát hiện trong năm doanh nghiệp Đ đã kê khai các khoản chi phí thực tế không hợp lý, không phát sinh như tiền lương 6.035.000đ; nguyên vật liệu sản xuất 33.412.730đ; khai báo doanh thu không đầy đủ thiếu 271.306đ.

Căn cứ vào Biên bản nói trên, Chi cục trưởng Chi cục thuế ký Quyết định số 342/QĐ-CCT về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp Đ như sau: "Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp" (viết tắt là thuế thu nhập doanh nghiệp) năm 2004 với số tiền: 11.121.330đ; phạt 1,5 lần tiền thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2004: 16.682.000đ; tổng số tiền truy thu và phạt là: 27.803.330đ.

Không đồng ý với quyết định trên, doanh nghiệp Đ đã khiếu nại và khởi kiện VAHC tại Tòa án. Tại bản án hành chính sơ thẩm số 02/HCST ngày 29-9- 2011, TAND thành phố Q, tỉnh B đã xét xử: Bác yêu cầu khởi kiện của doanh nghiệp Đ yêu cầu hủy Quyết định số 342/QĐ-CCT ngày 08-6-2011 của Chi cục trưởng Chi cục thuế.

Ngày 02-10-2011, doanh nghiệp Đ kháng cáo. Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 03 ngày 15-5-2012, TAND tỉnh B đã xét xử: Chấp nhận kháng cáo của người khởi kiện; sửa án sơ thẩm; hủy toàn bộ Quyết định số 342/QĐ-CCT ngày 08- 6-2011 của Chi cục trưởng Chi cục thuế; buộc Chi cục thuế trả lại cho doanh nghiệp Đ số tiền đã thu theo Quyết định số 342/QĐ-CCT ngày 08-6-2011 là 27.803.330đ.

Tòa án cấp phúc thẩm xét xử hủy quyết định trên vì cho rằng tại điểm b khoản 3 Điều 36 Pháp lệnh xử lý VPHC quy định Chi cục trưởng Chi cục thuế chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000đ, nhưng tại quyết định lại xử phạt đến 16.682.000đ là không đúng thẩm quyền. Tại điểm b khoản 3 Điều 36 Pháp lệnh xử lý VPHC quy định thẩm quyền xử lý VPHC của cơ quan thuế như sau: Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt; Chi cục trưởng Chi cục thuế có quyền phạt tiền đến 10.000.000đ.

Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử đã không chú ý đến cụm từ Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt của Điều luật này. Việc Tòa án cấp phúc thẩm nhận định như trên là không đúng, vì thẩm quyền xử phạt của Cơ quan thuế trong trường hợp này được quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tại khoản 3 Điều 23 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định việc xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế như sau: Khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận.

Tại khoản 1 Điều 24 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế như sau: Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại khoản 1 khoản 2 và phạt tiền từ một đến năm lần số tiền gian lận theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, việc Chi cục trưởng Chi cục thuế có quyền xử phạt từ một đến năm lần số tiền mà doanh nghiệp khai man, trốn thuế và số tiền đó có thể lớn hơn nhiều lần số tiền 10.000.000đ, tùy thuộc vào số tiền trốn lậu thuế. Do vậy, việc Tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ án sơ thẩm và hủy Quyết định số 342/QĐ-CCT ngày 08-6-2005 của Chi cục trưởng Chi cục thuế là không đúng quy định của pháp luật.

+ Áp dụng pháp luật xử phạt VPHC để giải quyết vụ án không đúng: Trong quá trình thụ lý, giải quyết VAHC, một số Thẩm phán của TAND các cấp áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án không đúng. Do vậy, khi xét xử, đưa ra các quyết định tại bản án không có căn cứ pháp luật.

Ví dụ: Trong quá trình kiểm tra chấp hành pháp luật thương mại, Đội quản lý thị trường số 5A thuộc Chi cục quản lý thị trường thành phố H đã phát hiện Doanh nghiệp tư nhân thương mại K có dấu hiệu VPHC trong lĩnh vực thương mại, thuế và kế toán. Vì chưa đủ cơ sở để xác định hành vi VPHC của Doanh nghiệp tư nhân thương mại K (gọi tắt là Doanh nghiệp K), nên ngày 10/9/2011 Đội quản lý thị trường số 5A đã lập biên bản chấp hành pháp luật thương mại đối với Doanh nghiệp K. Việc lập biên bản này phù hợp với quy định tại mục 2 điểm I Quyết định số 424/QĐ-BTM ngày 11/4/2003 về việc ban hành mẫu ấn chỉ và quy định về quản lý, sử dụng mẫu ấn chỉ quản lý thị trường: Khi tiến hành kiểm tra dù tổ chức hay cá nhân bị kiểm tra có vi phạm hoặc không vi phạm, người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đều phải lập biên bản kiểm tra (trừ trường hợp phát hiện VPHC quả tang hoặc đã đủ chứng cứ kết luận đối tượng có hành vi VPHC thì không lập biên bản kiểm tra mà lập ngay biên bản VPHC).

Do nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm về hình sự, nên Chi cục quản lý thị trường thành phố H đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H. Sau khi, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo Công văn đề nghị của Chi cục quản lý thị trường thành phố H.

Ngày 6/1/2005, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 5A thuộc Chi cục quản lý thị trường thành phố H, đã lập biên bản VPHC đối với Doanh nghiệp K về các hành vi VPHC. Việc Đội quản lý thị trường số 5A lập biên bản VPHC ngày 06/01/2012 đối với Doanh nghiệp K là đúng quy định của pháp luật

Căn cứ biên bản VPHC trên, Chủ tịch UBND thành phố H đã ban hành Quyết định số 446/QĐ-UB ngày 31/01/2012 về việc xử lý VPHC đối với Doanh nghiệp K. Chủ Doanh nghiệp K đã khiếu nại quyết định trên. Không đồng ý quyết

định của Chủ tịch UBND thành phố H, Doanh nghiệp K đã khởi kiện VAHC yêu cầu hủy các Quyết định số 446/QĐ-UB.

Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định hủy Quyết định số 446/QĐ-UB ngày 31/1/2012 của Chủ tịch UBND thành phố H với lý do: Đã quá thời hiệu xử phạt

Một phần của tài liệu LA _ Hung _cap HV_ (Trang 93 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w