Hiến pháp năm 2013 đã có những đột phá, khi xác định chức năng nhiệm vụ của TAND, khoản 1, Điều 102 của Hiến pháp quy định rõ: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Điểm mới của Hiến pháp lần này so với các bản Hiến pháp khác là bên cạnh việc xác định quyền xét xử còn xác định khá rõ quyền tư pháp trong cấu trúc quyền lực nhà nước là do Tòa thực hiện. Chức năng, nhiệm vụ của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định rõ tại Điều 37 Luật tổ chức TAND năm 2014; Điều 32, Luật TTHC năm 2015, có hai chức năng cơ bản bao gồm:
Một là: Xét xử sơ thẩm các VAHC thuộc thẩm quyền. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa các cấp Tòa án, chủ yếu dựa vào địa giới hành chính theo nguyên tắc Tòa án cấp nào thì xét xử các khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước từ cấp đó trở xuống hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó (QĐHC, HVHC của UBND hoặc chủ tịch UBND cấp huyện khi bị khởi kiện do TAND cấp tỉnh giải quyết); xét xử các khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước ở trung ương và của người có thẩm quyền trong cơ quan đó có trụ sở trên địa bàn tỉnh. Bao gồm:
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, và QĐHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt
Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan người có thẩm quyền ra QĐHC, có HVHC;
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và QĐHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra QĐHC, có HVHC;
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì TAND có thẩm quyền là TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND thành phố Hồ Chí Minh;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật BTV của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
- Trường hợp cần thiết, Tòa cấp tỉnh lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện, trong các trường hợp sau: (i) Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện; (ii) Khiếu kiện QĐKLBTV của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc
thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; (iii) Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Hai là: Xét xử phúc thẩm VAHC của TAND cấp tỉnh. Xét xử phúc thẩm VAHC là việc Tòa cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định của Tòa cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc ban hành. Nhiệm vụ của việc xét xử phúc thẩm VAHC bao gồm:
- Tòa cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và phần bản án, quyết định có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị. Qua việc xét xử phúc thẩm, Tòa cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị để báo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa được đúng đắn.
- Tòa cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm về việc áp dụng pháp luật TTHC và áp dụng các văn bản pháp luật về nội dung. Đồng thời kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, xem xét những quyết định trong bản án, quyết định có được xác định dựa trên những chứng cứ của vụ án đã được xem xét tại phiên tòa sơ thẩm hay không; những quyết định đó có phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án hay không.
Thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm VAHC Tòa cấp tỉnh có thể kiểm tra hoạt động của Tòa án cấp huyện, tổng kết, rút kinh nghiệm chung, hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án. Chức năng của TAND cấp tỉnh khi xét xử phúc thẩm. HĐXX phúc thẩm không những chỉ có quyền xem xét hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm mà còn có quyền đánh giá toàn bộ các căn cứ, lập luận đã được đưa ra ở Tòa án sơ thẩm nhưng chưa được Tòa sơ thẩm đó xem xét. Thẩm quyền cụ thể của HĐXX phúc thẩm:
+ Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. + Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật;
+ Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có các chứng cứ mới quan trọng mà Tòa cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
+ Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp thuộc diện phải đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 1, Điều 120 Luật TTHC.
+ Đình chỉ giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo mà họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.