Thực tiễn về nâng cao chất lượng dịchvụ của các ngân hàng ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 43)

Phần 1 Mở đầu

2.2.2.Thực tiễn về nâng cao chất lượng dịchvụ của các ngân hàng ở Việt

Việt Namcó mức độ tăng dân số cao so với các nước trong khu vực, thu nhập cũng ngày càng tăng tuy nhiên tỉ lệ người dân sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn còn hạn chế. Theo thống kê thì bình quân cả nước mới chỉ có khoảng 50 - 60% dân số có tài khoản trong ngân hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Khi chú trọng phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng của các

NHTM Việt Namvẫn còn nhiều bất cập:

Tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá (lãi suất và phí), cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến, sản phẩm dịch vụ ngân hàng thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới.

Sản phẩm ngân hàng còn mang tính truyền thống, vẫn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng, vấn đề bảo mật thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu nguy cơ rủi ro còn tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng.

Kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ giao dịch chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy.

Hiệu quả của chính sách khách hàng còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, thủ tục giao dịch chưa thực sự thuận tiện, bộ máy tổ chức chưatheo định hướng

khách hàng.

2.2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Triển khai đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013-2015 theo sự chỉ đạo của NHNN, đặc biệt là nội dung về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ, thời gian vừa qua, Agribank đã chú trọng triển khai một cách tập trung, toàn diện.

Thực chỉ đạo của NHNN, với vai trò là Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, giữ vị trí chủ đạo, chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank đã chú trọng đổi mới, cải tiến các quy trình, thủ tục cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách toàn diện với mục tiêu giúp cho khách hàng thuận lợi nhất trong quá trình giao dịch với Agribank, cụ thể:

Với khách hàng vay vốn, Agribank liên tục rà soát, sửa đổi, ban hành nhiều văn bản, cơ chế nghiệp vụ tín dụng, quy trình cho vay nhằm đổi mới, cải tiến theo hướng đơn giản hóa thủ tục cho khách vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Với khách hàng đến giao dịch, Agribank thực hiện hình thức giao dịch một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng rút ngắn thời gian giao dịch.

Agribank liên tục đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển đa dạng hóa SPDV, tiện ích cung cấp đến khách hàng với hơn 200 SPDV phân phối trên nhiều kênh từ các kênh truyền thống đến các kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobie Banking, ATM/POS… đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ ngân hàng hiện đại, bảo mật, đến tận tay khách hàng nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí, tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ chương của NHNN.

Công tác tiếp nhận và xử lý ý kiến khách hàng được Agribank chú trọng triển

khai và tiếp nhận qua nhiều kênh: Phản ảnh trực tiếp tại quầy giao dịch, qua hộp thư

góp ý, qua email, website, mạng xã hội… để có thể xử lý kịp thời, thỏa đáng các yêu

cầu, phản ánh của khách hàng một cách tốt nhất làm cơ sở để Agribank đưa ra các cơ chế chăm sóc khách hàng theo hướng chuyên nghiệp nhất.

Song hành cùng với tăng cường tiện ích SPDV, công tác đảm bảo an toàn

trong kinh doanh, hoạt động quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng luôn được Agribank nghiêm túc thực hiện. Bên cạnh xây dựng và triển khai hệ thống quản trị rủi ro, giám sát quá trình tuân thủ quy trình nghiệp vụ củacán bộ, Agribank chú trọng đúc kết những bài học kinh nghiệm để cánh báo trước những rủi ro tác nghiệp, rủi ro liên quan tới SPDV để phổ biến cho chi nhánh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả các SPDV cung cấp cho khách hàng. Thường xuyên thực hiện công bố công khai về tỉ giá, lãi suất, biểu phí đến khách hàng nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động.

Với những nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, Agribank đã được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá và công nhận thông qua các giải thưởng:

Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNr500), Doanh nghiệp dịch

vụ được hài lòng nhất năm 2013, Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN, Thương hiệu nổi tiếng ASEAN, Doanh nghiệp “Vì sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”.

Tiếp nối những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành; Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ công tác phát triển SPDV; Không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện nhằm tối ưu hóa quy trình phát triển SPDV để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; Cam kết nâng cao chất lượng SPDV và chất lượng phục vụ; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chăm sóc

khách hàng. Chú trọng nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi và hệ thống quản trị rủi

ro phù hợp với quy mô và mức độ hoạt động để đáp ứng công tác quản trị ngày càng cao kết hợp thực hiện truyền thông rộng rãi, công khai, minh bạch các thông tin về Agribank dưới nhiều hình thức đến khác nhau nhằm củng cố, nâng cao lòng tin sự đồng thuận của khách hàng với Agribank (Việt Hải, 2015).

2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng BIDV chi nhánh Tuyên Quang

Cùng với sự phát triển chung của hệ thống, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) Chi nhánh Tuyên Quang đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh

nghiệp, BIDV Tuyên Quangtích cực triển khai nhiều giải pháp đưa nguồn vốn tín dụng đến với doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả. Trong đó, triển khai thực hiện chương trình tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên; cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp môi

trường và các doanh nghiệp truyền thống của BIDV với lãi suất 6%/năm... Thực hiện các chương trình, dự án, mục tiêu trọng điểm của tỉnh, chi nhánh ký hợp đồng cấp hạn mức tín dụng với Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang VVMI với tổng hạn mức là 210 tỷ đồng, lãi suất từ 7,3 - 7,8%/năm. Tính hết tháng 2-2017,

BIDV Tuyên Quang hướng tới gói tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp với lãi suất hấp dẫn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Các khoản vay có lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm trong tối đa 1/2 thời gian vay vốn đối với những khoản vay dưới 12 tháng; từ 7,5%/năm trong tối đa 1/2 thời gian vay vốn đối với các khoản vay từ 13 tháng… Gói tín dụng này thể hiện sự nỗ lực của BIDV trong việc đồng hành, hỗ trợ tích cực và thiết thực cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, phục vụ nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn và chi phí đầu tư máy móc, thiết bị. Cùng với việc đầu tư nguồn vốn vay cho khách hàng doanh nghiệp, BIDV Tuyên Quang tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất kinh doanh. Số dư nợ đến nay đạt hơn 500 tỷ đồng.

Ngoài các nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và tín dụng, BIDV Tuyên Quang đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Chi nhánh còn tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính tiện ích để khách hàng có thêm sự lựa chọn. Đến hết tháng 2 - 2017, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 2.165 tỷ đồng, huy động vốn đạt 2.560 tỷ đồng (Hải Dương, 2017).

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, như: Thanh toán điện tử, thẻ ATM, E- banking, Phone banking, Internet banking, Home banking…Chi nhánh Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) - Chi nhánh Tuyên Quang đã lắp đặt 6 máy ATM tại các điểm trung tâm của thành phố; hơn 20 máy POS tại các cửa hàng, siêu thị, hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh; phát hành trên 19.200 thẻ ATM. Dịch vụ thanh toán lương tự động của Chi nhánh đang phục vụ trên 130 đơn vị, với hơn 5.000 cán bộ. Ngoài các dịch vụ truyền thống, chi nhánh chú trọng cung cấp các sản phẩm dịch vụ có tiện ích cao gắn với công nghệ hiện đại, như: Dịch vụ ngân hàng điện tử BIDV E-banking, dịch vụ tin nhắn tự động BSMS, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ thanh toán hóa đơn (điện, nước, cước viễn thông)… Tính đến hết tháng 6-2016, dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 2.090 tỷ đồng, huy động vốn đạt 2.280 tỷ đồng; doanh số dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ không dùng tiền mặt chiếm 66% trong tổng thanh toán; doanh số thực hiện các giao dịch của ATM là hơn 373,7 tỷ đồng (Hương Thùy, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 43)