Nhận thức của người dân (đặc biệt là nhóm hộ nghèo) về chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 109)

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi các chương trình, chính sách

4.4.7.Nhận thức của người dân (đặc biệt là nhóm hộ nghèo) về chương trình

Cùng với trình độ dân trí thấp, đồng thời do một số chính sách, dự án giảm nghèo chưa thực sự khuyến khích người dân tự lực vươn lên dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề giảm nghèo, có tâm lý khơng muốn thốt nghèo, trông chờ, ỷ lại để được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; nhiều hộ nghèo sau khi nhận được hỗ trợ thì khơng lo làm ăn phát triển kinh tế dẫn đến khơng thốt nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng lại tái nghèo. Do vậy cần phải điều chỉnh các chính sách giảm nghèo sao cho phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy, giúp người dân tự vươn lên thốt nghèo bằng chính sức lao động của mình.

Để tạo động lực giúp người dân phấn đấu vươn lên thốt nghèo cũng như để chương trình giảm nghèo nói chung, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói riêng thực sự phát huy hiệu quả, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mà trước hết là sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đồn thể và toàn xã hội đối với cơng tác giảm nghèo; đa dạng hố nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình, đề án trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo nhằm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; giới thiệu các mơ hình kinh tế có hiệu quả, đem lại thu nhập cao, những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng bằng nhiều hình thức, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 109)