Tác động của các chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 100)

4.3.1. Tác động tích cực

Việc triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, đáng phấn khởi. Tỷ lệ thực hiện của tất cả các chính sách đều trên 60% nhiều chính sách đã đạt 100% tỷ lệ thực hiện. Đời sống của hộ được cải thiện, thu nhập của hộ tăng lên. Có được kết quả đó là do huyện đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các chủ trương lớn này, từ đó ngay từ khi mới ban hành chương trình và triển khai của Chính phủ, Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã quán triệt đầy đủ, chỉ đạo sát sao và theo dõi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện triển khai các chương trình. Cùng với đó, các phòng, ngành thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, bố trí cán bộ, tổ chức lực lượng khẩn trương nghiên cứu,

hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định phê duyệt Đề án theo qui định và triển khai kịp thời các nguồn vốn, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh sau khi Đề án được duyệt. Các xã tích cực, chủ động quán triệt, chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng Đề án theo chỉ đạo của Tỉnh và Huyện. Đã tổ chức, triển khai thực hiện kịp thời các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân và hộ nghèo theo qui định như: Hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo, rà soát xác định đối tượng để trợ cấp lương thực; hỗ trợ sản xuất như: khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng mía, trồng sắn, nâng cao chất lượng đàn bò, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi. Nhờ việc tổ chức triển khai các chính sách mà tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống, từ 55,20% năm 2008 xuống còn 29% năm 2013. Tác động của các chương trình giảm nghèo đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Bá Thước được thể hiện ở bảng 4.24.

Bảng 4.24. Tác động của các chương trình giảm nghèo đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Bá Thước

Kết quả thực hiện CT GN Tác động

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Hệ thống đường giao thông: Có 61/659 km đường giao thông được nhựa hóa.

- Hệ thống thủy lợi: 44/179 công trình được kiên cố hóa.

- Hệ thống kênh mương đầu mối được kiên cố hóa: 77/216 km

- Hệ thống điện 23/23 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia

- Chiếm 43,48%(10/23) xã có đường ô tô đến trung tâm được 4 mùa.

- Năng lực thiết kế của các công trình là 3521 ha, thực tế chỉ mới tưới trực tiếp được 1868 ha (chiếm 53% công suất thiết kế )

- 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia 2. Xây dựng hệ thống giáo dục

- Tiểu học: 30 trường - THCS: 23 trường -THPT: 3 trường

- Tốt nghiệp tiểu học 100%, trung học cơ sở 96%, Trung học phổ thông 85% - % đi học đúng tuổi 98%.

3. Xây dựng hệ thống y tế

- Bệnh viện đa khoa: 01 bệnh viện - Trung tâm y tế huyện: 01 trung tâm - Trạm y tế xã, thị trấn: 23/23 trạm

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn nghèo nàn, lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân

4. Thu nhập của người dân - Tăng lên nhiều

- Tăng - Không đổi - Giảm nhiều

(% thay đổi so với thu nhập năm 2005) - 87%

- 8% - 5% - 0%

4.3.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những thành tựu trên các chương trình, chính sách giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế và có tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân trên địa bàn Huyện Bá Thước. Cụ thể:

- Giảm nghèo thiếu vững chắc, tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo tăng cao. Thu nhập của người nghèo chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu.

- Các chính sách hỗ trợ thường tiếp cận theo hình thức vật chất và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hơn là tạo cơ hội để người nghèo tự nâng cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Khiến tính ỷ nại của người dân ngày càng cao và không biết cách sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.

- Cách tiếp cận đa chiều còn hạn chế do đó mức hỗ trợ về y tế, giáo dục đối với hộ nghèo còn nhỏ so với nhu cầu chi của hộ gia đình.

- Các chính sách mới chỉ tập trung vào đối tượng nghèo, còn đối tượng cận nghèo chưa được quan tâm. Do vậy tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận với chính sách còn thấp, đặc biệt là nhóm cận nghèo. Nhiều tiêu chí như sử dụng nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các hộ nghèo chưa được đưa vào trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá gây nên sự bất bình đẳng trong tiếp cận chính sách giảm nghèo của các đối tượng.

Nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực trên trước hết phải kể đến việc triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo còn bất cập do nhiều cơ quan, tổ chức cùng tiến hành dẫn đến chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân tán; công tác lập kế hoạch thực hiện còn yếu kém. Sự phối hợp giữa các cơ quan còn yếu, điều đó làm chậm tiến độ thực hiện các chương trình hoặc không phát huy được vai trò của các bên tham gia trong việc triển khai, thực thi chương trình hoặc tham gia chỉ mang tính hình thức.

4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

4.4.1. Thể chế, chính sách

Thông qua chính sách xóa đói giảm nghèo, Nhà nước can thiệp để tạo một môi trường ổn định và thuận lợi cho tất cả các tổ chức và các thành phần kinh tế phát huy hết được khả năng của mình, nắm bắt được các tín hiệu của thị trường. Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường thể chế và chính sách đó là: Các chính sách về quản lý tài chính công của Chính phủ, của tỉnh Thanh Hóa và sự vận

dụng của huyện Bá Thước trong điều kiện cụ thể của địa phương. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cao độ cho xóa đói giảm nghèo của cả tỉnh nói chung và huyện Bá Thước nói riêng, Bá Thước luôn được ưu tiên đầu tư ngân sách cho xóa đói giảm nghèo. Các chương trình giảm nghèo của Chính phủ như: chương trình 135, chương trình nông thôn mới, chương trình giảm nghèo… đặc biệt là chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a đã tập trung nguồn vốn lớn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn… Do chưa có hướng dẫn đồng bộ, kịp thời của các Bộ, ngành trung ươngnên thời gian đầu thiếu sự thống nhất về định mức, gây khó khăn cho huyện Bá Thước trong tổ chức thực hiện xây dựng các Chương trình. Như việc triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo đang gặp khó khăn. Do đây là công việc cần rất nhiều thời gian, nhân lực và cả kinh phí để hướng dẫn người nghèo làm thủ tục, kiểm tra, xét duyệt trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhưng ở huyện cũng như xã đều thiếu cán bộ, và không có kinh phí hoạt động, do đó so với nhóm chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì đây là nhóm chính sách khó thực hiện và thực hiện chậm.

Đồng thời, có nhiều chương trình giảm nghèo cùng triển khai với đa dạng chính sách nên huyện cần có những văn bản chính sách quy định nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa về công tác quản lý tài chính chung cho các chương trình đó.

Còn một số qui định, cơ chế chính sách đặc thù theo tinh thần của Nghị quyết 30a Chính phủ giao cho các Bộ ngành chủ trì xây dựng nhưng chậm được ban hành như:

+ Cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ, lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình (ban hành cuối tháng 10/2009).

+ Chính sách hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (ban hành tháng 9/2009).

+ Chưa có các quy định về đầu tư, đấu thầu, xây dựng .

+ Chưa có chính sách khuyến công, thu hút đầu tư phát triển, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

+ Chưa có chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.

4.4.2. Huy động nguồn lực để thực hiện các Chương trình giảm nghèo

Ngân sách thực hiện các chương trình giảm nghèo được phân bổ từ trung ương xuống tỉnh, xuống huyện rồi xuống xã, song mối liên kết giữa các mục tiêu và nguồn lực không rõ ràng. Có nhiều trường hợp việc xây dựng kế hoạch gắn với những mục tiêu tham vọng, đòi hỏi phải có nguồn ngân sách lớn hỗ trợ, song khi tiến hành phê duyệt mới nhận ra nguồn ngân sách của chương trình không thể đáp ứng với nhu cầu để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình còn thiếu do vậy trong quá trình thực thi còn gặp rất nhiều khó khăn do không có kinh phí cho hoạt động chỉ đạo, kiểm tra và giám sát chương trình, một số dự án thuộc chương trình không kế hoạch vốn bố trí chậm do vậy mà thời gian thi công kéo dài gây tốn kém và lãng phí cho Nhà nước.

Vì nguồn lực chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, nội lực của huyện chưa đủ mạnh và đời sống của người dân còn khó khăn nên việc góp vốn bằng tiền là một điều không dễ. Cán bộ địa phương nhận định rằng người dân có tham gia đóng góp nguồn lực, nhưng đã phần nguồn lực đó là công lao động và hiện vật (nguyên liệu tự có như đá, cát, sỏi...).

Nguồn lực hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu của các chương trình, dự án trong thực tế. Việc tập trung, lồng ghép vốn của các chương trình chưa tốt nên hạng mục thực hiện thường nhỏ, manh mún. Bên cạnh đó, sự phân bổ nguồn vốn không đúng tiến độ và không phù hợp với yêu cầu của huyện. Có 85% cán bộ huyện và 90,5% cán bộ xã đánh giá là tiến độ thực hiện các chương trình dự án còn chậm , tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp. Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao. Tuy nhiên nguồn vốn sự nghiệp thì tỷ lệ giải ngân đạt thấp 71,6%, đặc biệt là năm 2010 chỉ đạt 34,9%.. Nguyên nhân này là do sự chậm trễ trong cấp phát, giải ngân vốn. Sự thiếu hụt nguồn lực làm cho kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo từ huyện xuống đến xã chưa được bố trí, ảnh hưởng rất nhiều đến triển khai các nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện.

Vốn chậm và sự thụ động trong khâu lồng ghép vốn để điều phối giữa các chương trình ở địa phương làm cho nhiều công trình rơi vào tình trạng chờ đợi. Vì vậy, cần làm tốt công tác kế hoạch, giám sát, kiểm tra thực hiện quản lý tài chính đối với các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ để nguồn lực được cung cấp đúng tiến độ, phù hợp với nhu cầu địa phương.

4.4.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế của các huyện nghèo

Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo nên lợi thế cũng như khó khăn riêng cho các vùng, các xã trong huyện. Về đặc điểm tự nhiên, là một huyện miền núi (3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi), địa bàn rộng, khoảng cách giữa các xã tương đối xa, giao thông đi lại rất khó khăn cho nên việc thực hiện các chương trình giảm nghèo ở Bá Thước gặp rất nhiều cản trở và chi phí cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo là rất lớn. Như trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 còn gặp nhiều khó khăn do ban đầu yêu cầu thời gian xây dựng Đề án gấp nên ở một số địa phương việc thống kê danh sách hộ nghèo được hỗ trợ chưa chính xác. Ban đầu phê duyệt 2.898 hộ được hưởng chính sách nhưng sau khi UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát lần cuối và chốt danh sách thì chỉ có 2.800 hộ được hỗ trợ. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ thực hiện kế hoạch như: Phong tục tập quán (kiểu cách nhà, tuổi, mùa làm nhà...); điều kiện thời tiết (mưa, bão, rét....), điều kiện đi lại khó khăn và một số vấn đề thuộc công tác chuẩn bị khác như: đất làm nhà, gỗ làm nhà... Toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn có đường giao thông đến trung tâm xã; tuy nhiên đa số đường giao thông này chỉ đi lại được vào mùa khô, về mùa mưa thì lụt lội, khó lưu thông. Theo kết quả thảo luận nhóm cán bộ huyện và xã hầu hết các tuyến đường giao thông về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bá Thước, việc thi công đều rất khó khăn do địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt. Hàng năm, huyện thường xảy ra mưa lũ, sạt lở đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công, tiến độ thi công các công trình đồng thời gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Về đặc điểm kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông – lâm – thủy sản (60,21% năm 2013), nên việc phân bổ nguồn vốn của các CTGN tập trung nhiều cho ngành này. Về mặt xã hội, hơn 80% dân số huyện là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí tương đối thấp dẫn đến hạn chế việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Đồng bào các dân tộc còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là tư tưởng nặng nề của nền sản xuất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tự nhiên.

Huyện có 23/23 xã ,thị trấn được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, tuy nhiên trình độ học vấn của người dân vẫn thấp. Bản thân người nghèo chưa nỗ lực vươn lên xoá đói giảm nghèo, còn trông chờ vào Nhà nước, có tư

tưởng ỷ lại. Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước thông qua các mô hình, dự án. Cần phải chuyển dần từ hình thức hỗ trợ, đầu tư trực tiếp sang hỗ trợ, đầu tư gián tiếp; từ đầu tư phần cứng, sang đầu tư phần mềm, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tính sáng tạo, phát huy tiềm năng của người dân trong phát triển kinh tế vươn lên xóa đói giảm nghèo.

4.4.4. Trình độ cán bộ quản lý và trình độ cán bộ thực thi Chương trình

Không chỉ thiếu hụt về nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực cho công tác quản lý tài chính đối với các dự án giảm nghèo của chính phủ ở Bá Thước còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Các cán bộ làm việc trong lĩnh vực giảm nghèo đều là cán bộ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, năng lực của cán bộ các ngành, các cấp có khác nhau. Vì vậy, cần nâng cao năng lực của các bộ các ngành chuyên môn ở cấp huyện, xã.

Đối với cán bộ cấp huyện phần lớn là học trung cấp, cao đẳng một số ít có bằng đại học và trên đại học còn đối với cán bộ cấp xã, cấp thôn thì đa phần là tốt nghiệp PTTH hoặc chỉ mới tốt nghiệp cấp II nên trình độ, năng lực hoạt động còn hạn chế điều này làm giảm hiệu quả của công tác quản lý tài chính cho giảm nghèo. Các cán bộ cấp huyện có trình độ khá về chuyên môn nhưng còn thiếu kỹ năng lập kế hoạch, vận động và tổ chức cộng đồng tham gia các hoạt động xóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 100)