Trình độ cán bộ quản lý và trình độ cán bộ thực thi Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 106 - 107)

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi các chương trình, chính sách

4.4.4. Trình độ cán bộ quản lý và trình độ cán bộ thực thi Chương trình

Khơng chỉ thiếu hụt về nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực cho cơng tác quản lý tài chính đối với các dự án giảm nghèo của chính phủ ở Bá Thước còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Các cán bộ làm việc trong lĩnh vực giảm nghèo đều là cán bộ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, năng lực của cán bộ các ngành, các cấp có khác nhau. Vì vậy, cần nâng cao năng lực của các bộ các ngành chuyên môn ở cấp huyện, xã.

Đối với cán bộ cấp huyện phần lớn là học trung cấp, cao đẳng một số ít có bằng đại học và trên đại học cịn đối với cán bộ cấp xã, cấp thơn thì đa phần là tốt nghiệp PTTH hoặc chỉ mới tốt nghiệp cấp II nên trình độ, năng lực hoạt động cịn hạn chế điều này làm giảm hiệu quả của công tác quản lý tài chính cho giảm nghèo. Các cán bộ cấp huyện có trình độ khá về chun mơn nhưng cịn thiếu kỹ năng lập kế hoạch, vận động và tổ chức cộng đồng tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Đội ngũ cán bộ cấp xã rất nhiệt tình nhưng bất cập về kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lồng ghép các chương trình dự án và huy động cộng đồng tham gia hoạt động giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ cấp huyện và nhất là cấp xã cũng như nhận thức của người dân về chương trình này cịn hạn chế, tâm lý trơng chờ ỷ lại cịn nặng nề, công tác tổ chức tuyên truyền chưa đạt yêu cầu. Sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng chưa thực sự rõ nét. Trong một số lĩnh vực như khuyến nơng viên thì lực lượng cán bộ khuyến nơng viên rất hạn chế. Tính đến cuối năm 2013, tồn huyện có 206 cán bộ khuyến nơng trong đó tốt nghiệp đại học 0 người, cao đẳng 9 người và trung cấp là 197 người. Công việc giống như “làm dâu thiên hạ”, kéo dài trong nhiều năm (đến năm 2020) và cái gì cũng đến tay, trong khi phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm quá ít ỏi, khơng đủ chi phí xăng xe đi lại nên phần nào làm giảm nhiệt huyết đối với cán bộ công chức.

Việc tăng cường các cán bộ trẻ về cơng tác tại các xã nghèo cịn nhiều bất cập (Hộp 4.2). Hiện nay còn thiếu một cơ chế hướng dẫn cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại các xã nghèo.

Do vậy, để triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo, làm tốt cơng tác quản lý tài chính cho giảm nghèo cần thiết: Bổ sung cán bộ chun mơn về tài chính, khuyến nơng, bồi dưỡng các kỹ năng, năng lực cho cán bộ; cần có một cơ chế cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại xã nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 106 - 107)