Nội dung đánh giá thực thi các chương trình xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 30)

2.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo

2.1.4. Nội dung đánh giá thực thi các chương trình xóa đói, giảm nghèo

2.1.4.1. Giới thiệu chương trình giảm nghèo đang thực thi trên địa bàn huyện Bá Thước.

Việt Nam có rất nhiều chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Một số chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện Bá Thước như chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a), chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135), chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp, thủy sản, kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách. Theo đó người sản xuất sẽ được hỗ trợ về lãi suất vốn vay, hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng…

Mục tiêu của các chính sách: Giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm khoảng cách giữa các dân tộc các vùng trong cả nước; tạo chuyển biến nhanh về sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường

Nội dung chính sách:

Chương trình 135 giai đoạn 3 bao gồm hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.

Chương trình 30a bao gồm chính sách hỗ trợ sản xuất; chính sách giáo dục đào tạo; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở thơn bản, xã huyện.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

2.1.4.2. Cơ quan triển khai

Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thường được quy định đầy đủ trong các chính sách của chính phủ. Ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh đảm bảo phát huy được sức mạnh của hệ thống

chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.Ở cấp xã, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, thực hiện nghiêm túc, công bằng, minh bạch các chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp.

Các cấp thẩm quyền

Sở Nông nghiệp và PTNT: xác định hướng phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và hướng dẫn UBND các huyện lập kế hoạch phát triển nông nghiệp; UBND các huyện, xã: thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ nông nghiệp, thủy sản; thẩm định, phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách; tổ chức vận động, tuyên truyền để các hộ, trang trại tham gia phát triển nơng nghiệp.

2.1.4.3. Lập kế hoạch

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp và các ngành. Kế hoạch càng cụ thể tính khả thi càng cao. Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng.

2.1.4.4. Bố trí nguồn nhân lực

Nguồn lực trong thực hiện các chương trình giảm nghèo đóng vai trị rất quan trọng. Nếu khơng có nguồn lực thì việc thực hiện các chương trình giảm nghèo sẽ bị chậm tiến độ và không kịp thời. Căn cứ vào số lượng đối tượng thụ hưởng, mục tiêu của chính sách, UBND xã sẽ lập kế hoạch huy động nguồn lực cho việc thực hiện chương trình giảm nghèo, các hoạt động này thường là huy động nguồn lực từ địa phương, từ người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong địa bàn huyện. Tuy nhiên việc huy động này còn đạt hiệu quả kém, trong điều kiện dân cịn nghèo sự đóng góp có thể khơng phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

2.1.4.5. Phân cơng/phân cấp, phối hợp thực thi chương trình

Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân cơng hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp, chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm, bởi vậy nên cần phối hợp các cấp, các ngành để triển khai chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, duy trì ổn định. Đánh giá để phát hiện ra những tồn tại để rút kinh nghiệm.

2.1.4.6. Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 30)