Tác động của các chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 102)

4.3.1. Tác động tích cực

Việc triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, đáng phấn khởi. Tỷ lệ thực hiện của tất cả các chính sách đều trên 60% nhiều chính sách đã đạt 100% tỷ lệ thực hiện. Đời sống của hộ được cải thiện, thu nhập của hộ tăng lên. Có được kết quả đó là do huyện đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các chủ trương lớn này, từ đó ngay từ khi mới ban hành chương trình và triển khai của Chính phủ, Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã quán triệt đầy đủ, chỉ đạo sát sao và theo dõi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện triển khai các chương trình. Cùng với đó, các phịng, ngành thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, bố trí cán bộ, tổ chức lực lượng khẩn trương nghiên cứu,

hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định phê duyệt Đề án theo qui định và triển khai kịp thời các nguồn vốn, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh sau khi Đề án được duyệt. Các xã tích cực, chủ động quán triệt, chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng Đề án theo chỉ đạo của Tỉnh và Huyện. Đã tổ chức, triển khai thực hiện kịp thời các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân và hộ nghèo theo qui định như: Hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo, rà soát xác định đối tượng để trợ cấp lương thực; hỗ trợ sản xuất như: khoanh ni, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng mía, trồng sắn, nâng cao chất lượng đàn bị, chuyển đổi giống cây trồng vật ni. Nhờ việc tổ chức triển khai các chính sách mà tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống, từ 55,20% năm 2008 xuống còn 29% năm 2013. Tác động của các chương trình giảm nghèo đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Bá Thước được thể hiện ở bảng 4.24.

Bảng 4.24. Tác động của các chương trình giảm nghèo đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Bá Thước

Kết quả thực hiện CT GN Tác động

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Hệ thống đường giao thơng: Có 61/659 km đường giao thơng được nhựa hóa.

- Hệ thống thủy lợi: 44/179 cơng trình được kiên cố hóa.

- Hệ thống kênh mương đầu mối được kiên cố hóa: 77/216 km

- Hệ thống điện 23/23 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia

- Chiếm 43,48%(10/23) xã có đường ơ tô đến trung tâm được 4 mùa.

- Năng lực thiết kế của các cơng trình là 3521 ha, thực tế chỉ mới tưới trực tiếp được 1868 ha (chiếm 53% công suất thiết kế )

- 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia 2. Xây dựng hệ thống giáo dục

- Tiểu học: 30 trường - THCS: 23 trường -THPT: 3 trường

- Tốt nghiệp tiểu học 100%, trung học cơ sở 96%, Trung học phổ thông 85% - % đi học đúng tuổi 98%.

3. Xây dựng hệ thống y tế

- Bệnh viện đa khoa: 01 bệnh viện - Trung tâm y tế huyện: 01 trung tâm - Trạm y tế xã, thị trấn: 23/23 trạm

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn nghèo nàn, lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân

4. Thu nhập của người dân - Tăng lên nhiều

- Tăng - Không đổi - Giảm nhiều

(% thay đổi so với thu nhập năm 2005) - 87%

- 8% - 5% - 0%

4.3.2. Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 102)