Đánh giá mức độ hỗ trợ giống cây trồng, phân bón

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 80)

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Thấp 56 70

Trung bình 24 30

Cao 0 0

Tổng số 80 100

Hầu hết các hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp để chuyển đổi giống cây trồng đều cho rằng mức hỗ trợ cịn thấp.

- Tăng cường hỗ trợ khuyến nơng, lâm, ngư.

Đến ngày 31/12/2015 kinh phí khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư cũng đã được giải ngân hết. Để đảm bảo kinh phí hoạt động cho Trạm khuyến nơng các huyện nghèo cao hơn gấp đôi so với các huyện khác. Riêng năm 2009 huyện được hỗ trợ 100 triệu đồng, từ 2010 – 2015 huyện được hỗ trợ 200 triệu đồng tổng số kinh phí đã phân bổ cho nội dung này là 900 triệu đồng. Số kinh phí trên Trạm khuyến nơng huyện đã nhân rộng các mơ hình có sẵn như mơ hình ni vịt đặc sản tại xã Cổ Lũng, mơ hình trồng cây dược liệu tại xã Lũng Cao, ngồi ra cịn được phân bổ để hỗ trợ giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, việc cung cấp giống, phân bón và thuốc trừ sâu thường chậm trong khi sản xuất mang tính mùa vụ dẫn tới mất lịng tin của người dân. Bên cạnh đó, hoạt động cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ phòng và chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, hoạt động thú y trên địa bàn huyện chưa phát triển. Rất nhiều hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là do kinh nghiệm, chưa được hướng dẫn cụ thể. Vai trị của khuyến nơng viên cịn rất mờ nhạt, có nhiều nơi người dân không biết cán bộ khuyến nông là ai. Một bộ phận rất nhỏ lao động nông nghiệp được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng việc áp dụng vào thực tế chưa cao do các lớp tập huấn cịn mang nặng tính lý thuyết.

Theo ý kiến từ kết quả điều tra từ các đối tượng được thụ hưởng có 26/80người được phỏng vấn (chiếm 32,5%) trả lời được tham gia các hoạt động khuyến nông và chỉ nhận được các hỗ trợ về dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y (tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, cung cấp thuốc bảo vệ thực vật…) nên đề tài kết luận “Nông dân thiếu kiến thức về kỹ thuật mới. Bên cạnh đó 5/5 cán bộ lãnh đạo cấp xã (100%) được phỏng vấn đều cho rằng đội ngũ cán bộ khuyến nơng cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn, hệ thống khuyến nông của huyện cần được đầu tư nhiều hơn, hoạt động hiệu quả hơn để nâng cao kỹ thuật cho người dân, đưa năng suất và sản lượng những cây trồng, vật nuôi hiện tại của địa phương tăng cao đồng thời góp phần phát triển những mơ hình trồng trọt mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa phương. 65% hộ gia đình cho biết cây trồng, vật ni của gia đình họ bị sâu bệnh nhiều và có quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên hộ gia đình khơng

biết lựa chọn thế nào, họ thường phun các loại thuốc truyền thống đã sử dụng lâu nay mà không dám đổi thuốc mới mặc dù hiệu quả đạt được không cao . Các cán bộ cấp huyện cho rằng tay nghề của cán bộ khuyến nơng, lâm, ngư cịn yếu trong khi đó mức lương, phụ cấp mà họ được hưởng cịn q thấp; do đó, để khắc phục các nhược điểm trên huyện cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đội ngũ cán bộ khuyến nông, lâm, ngư. Trước hết, đảm bảo được đời sống của họ để họ có thể yên tâm cơng tác; sau đó nâng cao kiến thức, tay nghề bằng việc mở thêm nhiều lớp tập huấn, cử cán bộ đi học, đi đào tạo lại.

* Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường

Theo báo cáo của huyện Bá Thước, tổng số vốn đầu tư cho hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường là 700 triệu đồng cho giai đoạn 2009 – 2015. Trong đó năm 2009 là 100 triệu đồng, năm 2010 là 100 triệu đồng và giai đoạn 2011-2015 là 500 triệu đồng. Hàng năm huyện giao cho phòng Cơng thương lựa chọn và cử một số nhóm hộ thuộc các làng nghề trên địa bàn tổ chức tham gia các gian hàng, hội trợ, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm sản của địa phương (như hàng thổ cẩm, mật ong, mây tre đan . . .) tại các kỳ hội trợ thương mại do tỉnh tổ chức tại thành phố Thanh Hóa; tham gia cùng với đơn vị bạn tổ chức chung gian hàng trưng bầy giới thiệu sản phẩm nông, lâm sản tại Hội chợ Quốc tế giới thiệu sản phẩm nông, lâm nghiệp tại Hà Nội. Ý kiến đánh giá từ đối tượng điều tra

Qua q trình điều tra cho thấy, nguồn kinh phí cấp cho xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm quá thấp, để xây dựng được thương hiệu riêng cho Bá Thước cần nguồn kinh phí lớn hơn, để có thể quảng bá sản phẩm ra thị trường rộng lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy sự liên kết các thị trường trong và ngoài nước.

* Hỗ trợ xuất khẩu lao động

Huyện Bá Thước đã xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức rà soát đăng ký nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động trên địa bàn các xã theo Thông tư số 31/2009/TTLT BLĐTBXH - BTC ngày 09/9/2009 của Liên Bộ Lao động - TBXH - Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020”. Huyện đã phối hợp với 7 công ty là Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại hàng không (AIRSECO), Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC), Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Cát (VICAJSC), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư cơng nghiệp quốc phịng (GAET), Cơng ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại Viet Com, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (VINAGIMEX), Công ty cổ phần nhân lực quốc tế việt (VILACO) để thực hiện chính sách xuất khẩu lao động.

Tổng nguồn kinh phí thực hiện chính sách là 426 triệu đồng. Trong đó, năm 2010 huyện được hỗ trợ 195 triệu đồng, năm 2011 được hỗ trợ 231 triệu đồng, cho công tác tuyên truyền, tập huấn, tư vấn chính sách xuất khẩu lao động, từ năm 2012 – 2013 huyện khơng tiếp tục triển khai chính sách này. Năm 2015, Chính sách xuất khẩu lao động với tổng số kinh phí 200,0 triệu đồng. Bao gồm các nội dung như kinh phí giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, tuyên truyền chính sách xuất khẩu lao động và chế độ cho cán bộ tư vấn xuất khẩu lao động ở các xã, thị trấn.

Nguồn kinh phí này huyện giao cho Phịng Lao động thương binh và xã hội chủ trì thực hiện và đã hồn thành quyết tốn trong năm. Sau 5 năm triển khai, tổng số lao động được xuất cảnh 22 người. Trong đó, có 2 người đã về nước. Số đã đào tạo nhưng chưa xuất cảnh 57 người. Nguyên nhân do thị trường lao động của thế giới và khu vực những năm qua có nhiều biến động bất lợi. Ngồi ra cịn do công tác tuyên truyền tại địa phương chưa thực sự sâu rộng, chưa tổ chức được nhiều hội nghị, hình thức tuyên truyền đối với các xã vùng cao cách xa trung tâm huyện. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của người dân cịn hạn chế; an phận với với nghề nơng, khơng muốn xa gia đình.

- Hỗ trợ lãi suất tiền vay

Trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đã có chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho người nghèo. Theo quyết định này, ngân hàng chính sách xã hội là đơn vị thực hiện cho vay. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Bá Thước có 2 ngân hàng cho vay là: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước và Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bá Thước.

Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước cho 9673 hộ vay tiền chủ yếu vay để mua trâu bị, Chi nhánh Ngân hàng chính sách

xã hội huyện Bá Thước cho 8.489 hộ nghèo vay vốn để phát triển chăn nuôi và cho 681 đối tượng vay để xuất khẩu lao động. Đến hết ngày 31/12/2012 nguồn vốn chi cho chính sách tín dụng là 203,667 triệu đồng đều là nguồn vốn ngân sách TW cấp. Trong đó, vốn vay của hộ nghèo tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% trong 2 năm để mua giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản; vốn cho vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản được hỗ trợ 50% lãi suất vay ở ngân hàng thương mại.

Theo kết quả thảo luận nhóm cán bộ huyện, xã và người dân thì ngân hàng thực hiện cho vay vốn đảm bảo đúng chế độ, đúng đối tượng, đúng quy trình và thủ tục. Trên thực tế khi thực hiện, do vốn vay thấp, lãi suất cho vay bằng 0% nên nhiều người nghèo quan niệm được cho không, dẫn tới sử dụng vốn không hiệu quả. Mức vốn vay tối đa theo chương trình hiện nay là thấp, khơng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy, nên tăng mức vốn vay tối đa để tạo điều kiện cho hộ nghèo mở rộng sản xuất. Đối với suất đầu tư cho vay phát triển chăn nuôi thấp, thời gian cho vay ngắn chưa đủ quay vòng vốn đầu tư để thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng nhất là đầu tư cho chăn ni.

b. Chính sách giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao dân trí

Việc thực hiện chính sách này UBND huyện giao cho Phịng Nội vụ chủ trì thực hiện đào tạo nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản theo đúng quy định tại Thông tư 01/2008/TTLT-UBND-KHĐT-TC-XD-NNPNT ngày 15/9/2008 hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chậm, kế hoạch năm 2009 đến năm 2010 mới thực hiện xong, cịn kế hoạch năm 2010 thì đến hết năm vẫn chưa tổ chức thực hiện được. Năm 2011, 2012 chưa có kế hoạch triển khai tiếp dự án đào tạo cán bộ xã, thôn, bản. Đến năm 2013 đã có kế hoạch triển khai tiếp. Tổng kinh phí thực hiện chính sách đào tạo cán bộ xã, thơn, bản và dạy nghề lao động nông thôn là 1.380 triệu đồng; trong đó kinh phí của năm 2009 là 300 triệu đồng, năm 2010 là 540 triệu đồng và năm 2013 là 540 triệu đồng.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a toàn huyện đã mở được 17 lớp với 934 học viên, các ngành được đào tạo, gồm quản lý kinh tế, xây dựng, quản lý dự án đầu tư, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân, kỹ năng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ bản, nội dung đào tạo thiết

thực, bổ ích góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như: huyện chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo hàng năm, nội dung đào tạo chưa chuyên sâu, chỉ tổ chức các lớp theo hình thức tập huấn.

Đối với cộng đồng, huyện đã tổ chức được các lớp tập huấn dạy nghề cho lao động nông thôn (năm 2013 đã tổ chức được 8 lớp với tổng kinh phí là 540 triệu đồng) về kinh nghiệm làm ăn, nhân rộng các mơ hình làm ăn có tiềm năng; lớp dạy dệt thổ cẩm, lớp dạy kỹ thuật cắt may công nghiệp, lớp dạy thêu, ren, đính cườm, lớp dạy kỹ thuật nuôi cá lồng; tập huấn về công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, kết quả của các lớp tập huấn chưa được như mong muốn, người dân chưa thực sự nắm được kiến thức đào tạo. Sau khóa học, các học viên chưa được cấp chứng chỉ nghề.

(2) Kết quả thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng và cơng tác duy tu bảo dưỡng các cơng trình, kinh phí hỗ trợ của các doanh nghiệp

Năm 2015 tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 57.688,9 triệu đồng, chiếm 26,6% tổng kinh phí nguồn vốn 30a thực hiện trong 7 năm. Kết quả phân bổ nguồn vốn như sau:

+ Đối với vốn đầu tư phát triển: Được giao cho 11 cơng trình, trong đó có 01 cơng trình khởi cơng mới và 10 cơng trình chuyển tiếp. Trong 10 cơng trình chuyển tiếp có 07 cơng trình đã hồn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng (bảng 4.16), 03 cơng trình đang thi cơng, trong đó có 01 cơng trình chậm tiến độ là Đường GT từ thôn Mười đi thôn Muốn, xã Điền Quang. Tổng kế hoạch vốn đầu tư được giao là 32.416,0 triệu đồng, ước thực hiện là 32.416,0 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

Bảng 4.16. Các cơng trình xây dựng cơ bản đã hồn thành

STT Chỉ tiêu

1 Đường giao thông từ xã Điền Quang đi xã Điền Thượng 2 Đường giao thông từ Lũng Niêm đi Thành Sơn

3 Đập bai Trướm, thôn Tam Liên, xã Điền Quang

4 Đường giao thông làng Thành Điền đi làng Ruồng xã Điền Hạ 5 Đường giao thông từ thôn Mười đi thôn Muốn xã Điền Quang

6 Đường giao thông từ trung tâm xã Ái Thượng đi ngã ba Kẹm, Điền Lư 7 Đường giao thông từ Cẩm Thủy- Lương Trung Bá Thước

Bảng 4.17. Các công trình duy tu bảo dưỡng

STT Chỉ tiêu

1 Cải tạo, nâng cấp mương Leo xã Thành Lâm

2 Cải tạo, nâng cấp đường GTNT thôn Trung, xã Ái Thượng

3 Cải tạo, nâng cấp đường GTNT thơn Cị đi thôn Trúc xã Điền Trung 4 Cải tạo, nâng cấp đường GT từ Ban Công đi trung tâm xã Thành Lâm 5 Cải tạo, nâng cấp cống thôn Mốt, xã Lâm Xa

6 Sửa chữa đường GT từ QL 217 đi xã Điền Quang, Điền Thượng 7 Sửa chữa đường GT từ Quang Trung đi Phú Sơn xã Lương Trung 8 Duy tu, bảo dưỡng đường GT từ QL217 đi xã Văn Nho

9 Sửa chữa nâng cấp đường GT thôn Thúy xã Thiết Ống 10 Tu sửa đập Bai Tùng, thơn Phìa xã Cổ Lũng

11 Cải tạo đường GT thôn Chiềng Lẫm, xã Điền Lư

12 Sửa chữa cải tạo đường GT từ Trung tâm xã đi thiin Anh Vân, xã Tân lập 13 Sửa chữa cải tạo đường GT từ La Hán đi thôn cả xã Ban Công

14 Duy tu, bảo dưỡng Đập Bai Trướm, thôn Tam Liên, xã Điền Quang 15 Cải tạo, nâng cấp nhà hiệu bộ Trường TH xã Lương Nội

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước (2016)

+ Đối với vốn sự nghiệp: Tổng nguồn vốn được giao là 25.272,9 triệu đồng, ước thực hiện 25.272,9 triệu đồng, đạt 100,0% kế hoạch. Cụ thể từng chính sách như sau:

Một là: Kinh phí hỗ trợ Trạm khuyến nơng 200,0 triệu đồng thực hiện xây

dựng mơ hình thụ tinh nhân tạo cho bị;

Hai là: Xây dựng mơ hình, hỗ trợ giống, vật tư khuyến nông, khuyến lâm,

khuyến ngư với tổng kinh phí 9.218,0 triệu đồng. Kinh phí được phân bổ cho các xã, thị trấn là 8.978,0 triệu đồng để hỗ trợ giống, phân bón phát triển sản xuất. Số tiền còn lại là 240,0 triệu đồng giao cho BQL hỗ trợ phát triển sản xuất của huyện xây dựng mơ hình trồng cam sành tại xã Ban Cơng.

Ba là: Chính sách duy tu, bảo dưỡng các cơng trình với tổng kinh phí là 4.262,2 triệu đồng; trong đó duy tu, bảo dưỡng 03 cơng trình năm 2014 chuyển sang với số kinh phí là 1.202,2 triệu đồng và 4 cơng trình năm 2015 là 3.060,0 triệu đồng.

Bốn là: Chính sách phụ cấp đối với khuyến nông viên thôn bản với tổng số

bản, trong đó có 7 khuyến nơng viên trình độ cao đẳng và 210 khuyến nơng viên trình độ trung cấp.

Sáu là: Dự án hỗ trợ mua bị cho hộ nghèo nguồn kinh phí Viettel tài trợ

với tổng số vốn cam kết là 5.406,0 triệu đồng. Đến nay đã Viettel đã hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 80)