Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các CTGN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 112 - 114)

4.5. Giải pháp

4.5.5.Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các CTGN

Để đánh giá chính xác, tồn diện cơng tác thực hiện Chương trình, phải đổi mới cơng tác kiểm tra đánh giá và giám sát, có cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho cộng đồng nhân dân các dân tộc trong khu vực tham gia giám sát; phải có các chỉ số đánh giá giám định chất lượng, công tác báo cáo, thống kê kịp thời và đầy đủ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực báo cáo. Gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý với hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Để công tác kiểm tra giám sát có hiệu quả cao hơn, các cấp quản lý cần xây dựng cho mình hệ thống giám sát theo hướng sau:

Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu làm cơ sở so sánh đánh giá hàng năm và khi kết thúc chương trình.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá đồng bộ, phù hợp với cả bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá bao gồm cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, định kỳ đánh giá, trách nhiệm các bên...

Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình chi NSNN cho các dự án, cơng trình.

Tuy nhiên, có thể nói hiện nay ở Bá Thước chưa có cơ chế giám sát tình hình quản lý tài chính thực hiện các CTGN từ NSNN một cách tồn diện, thường xun và có hệ thống. Cịn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý chi NSNN. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm, quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Chính vì vậy để cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, giám sát việc quản lý chi tài chính cho các CTGN của Chính phủ ở Bá Thước có hiệu quả, trong thời gian tới huyện Bá Thước cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:

- Xác định rõ chức năng nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát

Hiện nay, việc kiểm tra quá trình quản lý chi NSNN cho các CTGN nói chung và huyện Bá Thước nói riêng chưa được phân công rõ ràng. Một cơng trình, dự án đầu tư có thể nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, thanh tra tài chính, Kho bạc thanh tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm toán, cơ quan kiểm sát kiểm tra, cơ quan điều tra kiểm tra.... Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của Chủ đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, cần phải chia thành hai loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan tài chính, kho bạc, cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm toán nhà nước. Tất cả cuộc kiểm tra đều phải năm trong kế hoạch thống nhất...

- Phát huy vai trò giám sát của HĐND trong việc quản lý chi NSNN cho các CTGN. HĐND là cơ quan dân cử, đại diện cho dân, nên phải thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình đối với quá trình xây dựng, xét duyệt, quyết định ngân sách cũng như giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tăng cường giám sát của cả cộng đồng như giám sát của các tổ chức đồn thể, các phương tiện thơng tin đại chúng, đặc biệt là phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc các cấp trong việc giám sát quá trình quản lý chi NSNN.

Thực hiện dân chủ cơng khai xun suốt q trình đầu tư xây dựng ở xã: công khai mức vốn đầu tư của Nhà nước cho nhân dân biết, nhân dân trong xã chủ động bàn bạc về việc đóng góp tham gia xây dựng các cơng trình của xã. Nâng cao năng lực Ban giám sát xã, các tổ chức đoàn thể thực hiện theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hưóng dẫn một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Vận hành Chương trình đúng ngun tắc sẽ khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng và quản lý cơng trình, tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi nổi nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo ở các huyện nghèo nói riêng đây chính là mục tiêu cần hướng tới của Chương trình.

Làm tốt cơng tác tun truyền để các tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và người nghèo nhận thức rõ ý nghĩa của các CTGN, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại, lười lao động của một bộ phận dân cư, phát huy khả năng tự cứu của người nghèo, cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phải nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa về cơng tác xố đói giảm nghèo để từng xã, thị trấn có kế hoạch thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo chi tiết cụ thể, đúng đối tượng để xã nghèo, hộ nghèo sớm vượt qua đói nghèo, phấn đấu làm giàu bằng chính sức lực và tiềm năng của từng hộ và từng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 112 - 114)