Đặc điểm đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 26)

2.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo

2.1.2.Đặc điểm đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo

Khái quát các đặc điểm cơ bản về đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo của Chính phủ như sau:

Đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo của Chính Phủ phải được đánh giá tổng thể. Đánh giá thực hiện các dự án thuộc chương trình

giảm nghèo bền vững, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đánh giá hiệu quả tác động tới đối tượng thụ hưởng. Phạm vi đánh giá được thực hiện trong cả nước, được tổ chức từ cơ sở xã, phường trở lên và có sự tham gia của người dân.

Đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo của Chính Phủ phải theo các tiêu chí sau: (1) Tính kịp thời trong việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn, bố trí vốn để thực thi chính sách giảm nghèo; (2) Tính phù hợp của cơ chế, chính sách, dự án đã ban hành trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Sự phù hợp cần được xem xét trên các phương diện phù hợp về đối tượng thụ hưởng, đặc điểm vùng miền, phù hợp với nguồn lực và năng lực thực thi chương trình của địa phương; (3) Tính đồng bộ và hệ thống của cơ chế, chính sách và giải pháp giảm nghèo; (4) Đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn lực cho thực hiện các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo bền vững;(5) Tính hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách và giải pháp giảm nghèo.

Đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo của Chính Phủ cần tập trung vào các nội dung cơ bản: (1) Đánh giá việc lập kế hoạch chương

trình xem đã đúng mục tiêu, đối tượng ; (2) Bố trí vốn cho các dự án giảm nghèo; (3) Kết quả thực hiện các dự án giảm nghèo.

Đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo của Chính Phủ cần thu thập thông tin các số liệu các số liệu về hộ nghèo, hộ thoát nghèo, hộ tái nghèo, thu nhập bình qn của hộ nghèo, số huyện, xã, thơn bản nghèo thốt khỏi trình trạng đặc biệt khó khăn của các địa phương ở thời điểm trước khi thực hiện chương trình. Số liệu cần được thu thập cho từng xã, huyện, tỉnh, vùng và cả nước. Đối chiếu với chỉ tiêu giảm nghèo đã đề ra, tìm ra sự tăng lên hay giảm đi về các hộ nghèo, hộ thoát nghèo, hộ tái nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo, huyện nghèo ở từng địa phương, chỉ rõ nguyên nhân của sự tăng hay giảm đó về số liệu nghèo của các địa phương. Khi phân tích nguyên nhân cần xem xét tính phù hợp của các chính sách tới đối tượng thụ hưởng (người nghèo, hộ nghèo, người nghèo là dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em), sự phù hợp của chuẩn nghèo (cách tính, mức độ cập nhật CPI trong chuẩn nghèo), chất lượng giảm nghèo (nên xem xét những nhóm hộ nghèo khó thốt nghèo qua nhiều năm, nhất là nhóm "nghèo bền vững"), cách thức đo lường nghèo đói, chỉ ra những điểm cần hồn thiện.

Đánh giá tình hình chỉ đạo của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững ở các cấp. Cần chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế khi thực hiện chương trình giảm nghèo.

Công tác giám sát và đánh giá thực hiện tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (i) rà soát mức độ đầy đủ, đồng bộ, phù hợp của bộ chỉ tiêu cho giám sát và đánh giá giảm nghèo (ii) hệ thống tổ chức cho giám sát và đánh giá (nhân lực, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đánh giá (iii) Cơ chế cho giám sát đánh giá; (iiii) Mức độ, tần suất thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá (iiiii) Các bất cập và những vấn đề nảy sinh trong giám sát và đánh giá.

2.1.3. Vai trị của đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo

- Đánh giá sẽ giúp Chính phủ xác định rõ tác động của các Chương trình giảm nghèo khi đi vào thực tế cuộc sống người dân: tác động tốt, tác động xấu, hạn chế, tồn tại

- Đánh giá sẽ giúp phát hiện sớm những điều phù hợp và không phù hợp, nguyên nhân của sự khơng phù hợp của các chương trình giảm nghèo hiện hành.

- Đánh giá để rút ra các bài học kinh nghiệm, các ý kiến có căn cứ để đề xuất, kiến nghị về việc hồn thàng chương trình giảm nghèo, thay thế chính sách khơng cịn phù hợp.

- Đánh giá để có hướng tiếp cận nghèo phù hợp, hiệu quả hơn khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

2.1.4. Nội dung đánh giá thực thi các chương trình xóa đói, giảm nghèo

2.1.4.1. Giới thiệu chương trình giảm nghèo đang thực thi trên địa bàn huyện Bá Thước.

Việt Nam có rất nhiều chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Một số chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại huyện Bá Thước như chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a), chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135), chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp, thủy sản, kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách. Theo đó người sản xuất sẽ được hỗ trợ về lãi suất vốn vay, hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng…

Mục tiêu của các chính sách: Giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm khoảng cách giữa các dân tộc các vùng trong cả nước; tạo chuyển biến nhanh về sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường

Nội dung chính sách:

Chương trình 135 giai đoạn 3 bao gồm hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.

Chương trình 30a bao gồm chính sách hỗ trợ sản xuất; chính sách giáo dục đào tạo; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở thơn bản, xã huyện.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

2.1.4.2. Cơ quan triển khai

Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thường được quy định đầy đủ trong các chính sách của chính phủ. Ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh đảm bảo phát huy được sức mạnh của hệ thống

chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.Ở cấp xã, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, thực hiện nghiêm túc, công bằng, minh bạch các chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp.

Các cấp thẩm quyền

Sở Nông nghiệp và PTNT: xác định hướng phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và hướng dẫn UBND các huyện lập kế hoạch phát triển nông nghiệp; UBND các huyện, xã: thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ nông nghiệp, thủy sản; thẩm định, phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách; tổ chức vận động, tuyên truyền để các hộ, trang trại tham gia phát triển nông nghiệp.

2.1.4.3. Lập kế hoạch

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp và các ngành. Kế hoạch càng cụ thể tính khả thi càng cao. Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng.

2.1.4.4. Bố trí nguồn nhân lực

Nguồn lực trong thực hiện các chương trình giảm nghèo đóng vai trị rất quan trọng. Nếu khơng có nguồn lực thì việc thực hiện các chương trình giảm nghèo sẽ bị chậm tiến độ và không kịp thời. Căn cứ vào số lượng đối tượng thụ hưởng, mục tiêu của chính sách, UBND xã sẽ lập kế hoạch huy động nguồn lực cho việc thực hiện chương trình giảm nghèo, các hoạt động này thường là huy động nguồn lực từ địa phương, từ người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong địa bàn huyện. Tuy nhiên việc huy động này còn đạt hiệu quả kém, trong điều kiện dân cịn nghèo sự đóng góp có thể khơng phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.5. Phân cơng/phân cấp, phối hợp thực thi chương trình

Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân cơng hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp, chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm, bởi vậy nên cần phối hợp các cấp, các ngành để triển khai chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, duy trì ổn định. Đánh giá để phát hiện ra những tồn tại để rút kinh nghiệm.

2.1.4.6. Kết quả thực hiện

Chương trình giảm nghèo được thể hiện cụ thể qua việc thực hiện nội dung các chính sách: hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg; hỗ trợ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014; hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, DTTS, đồng bào miền núi hưởng thụ văn hóa, thơng tin.

2.1.4.7. Tác động của chương trình

Đánh giá tác động của các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là một bước quan trọng trong q trình thực thi chính sách. Trong q trình thực hiện chính sách, sẽ phát hiện ra các tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách. Điều này sẽ giúp cho việc điều chỉnh thực thi các chương trình giảm nghèo tiếp theo đạt hiệu quả cao. Bất cứ triển khai thực hiện giảm nghèo nào thì cũng phải đánh giá tác động của chương trình để đảm bảo các chương trình được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc kiểm tra này, và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách, từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Cơng tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo. nghèo.

2.1.5.1. Thể chế, chính sách

Đây là yếu tố quan trọng chi phối quá trình thực thi các trình giảm nghèo của chính phủ. Các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cần sự liên kết phối hợp của tồn Đảng, tồn dân, có sự đồn kết giữa Nhà nước và nhân dân. Do nhận thức, hiểu biết của các cấp các ngành về các chương trình giảm nghèo cịn hạn chế nên việc thực thi các chương trình cịn gặp nhiều khó khăn.

2.1.5.2. Huy động nguồn lực để thực hiện các Chương trình giảm nghèo

Do điều kiện địa hình vùng núi hiểm trở khó khăn, nên việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, các địa phương ở vùng khác đến địa bàn huyện để đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, nguồn kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước.

2.1.5.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế của các huyện nghèo

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái, nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thu nhập người dân thấp việc thực hiện chương trình giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Huyện Bá Thước có 4 dân tộc anh em sinh sống, phong tục tập quán khác nhau bản thân người nghèo thì chưa nỗ lực giảm nghèo, cơ sở vật chất thì kém phát triển gây ra tình trạng thiếu việc làm, kìm hãm sự phát triển của con người.

2.1.5.4. Trình độ cán bộ quản lý và trình độ cán bộ thực thi Chương trình

Năng lực của cán bộ cộng đồng, cấp xã huyện tỉnh, có tác động rất lớn đến việc lập kế hoạch, thẩm định phê duyệt giám sát và đánh giá các hoạt động của chương trình giảm nghèo. Vì vậy cần căn cứ vào năng lực của cơ quan thực thi của chương trình giảm nghèo. Để lập kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo.

2.1.5.5. Nhận thức của người dân (đặc biệt là nhóm hộ nghèo) về chương trình

Nghèo đói khơng chỉ ảnh hưởng đến kinh tế nơng thơn bền vững mà nó cịn ảnh hưởng rất lớn đến xã hội nơng thơn. Nó làm cho tư duy và lối sống của con người bị hạn chế, làm giảm sự ổn định của xã hội. Nghèo đòi là màng bọc khá tốt cho kẻ lười biếng không chịu lao động, thiếu sự trung thực để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. Bản thân một đối tượng nghèo đói khơng tự vươn lên để thốt nghèo mà chỉ trơng chờ và sự viện trợ từ bên ngoài, đây là một gánh nặng của xã hội. Nhà nước có nhiều chủ chương, chính sách để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện các chương trình giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả cao.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TRÌNH GIẢM NGHÈO

2.2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

a. Chương trình mục tiêu quốc gia (QĐ số135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định này thay thế Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2009.

“Chương trình mục tiêu quốc gia” (viết tắt là Chương trình MTQG) là

một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức để thực hiện

một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đãđược xác định trong chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời gian nhất định. Một Chương trình MTQG gồm các dự án có liên quan với nhau để thực hiện các mục tiêu cụ thể của Chương trình.

“Dự án thuộc Chương trình MTQG” là một tập hợp các hoạt động có liên

quan với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của Chương trình, được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên những nguồn lực đã xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư, dự án sự nghiệp công cộng hoặc dự án hỗn hợp.

“Tiêu chuẩn để lựa chọn Chương trình MTQG”, (1) Các vấn đề được chọn

để giải quyết bằng Chương trình MTQG là những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước mà Chính phủ phải tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để giải quyết. (2) Các vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế phải thực hiện theo chương trình chung của thế giới hoặc khu vực. (3) Mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQG được lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được; phù hợp với các mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia trong khoảng thời gian xác định; đồng thời không trùng lặp với mục tiêu, đối tượng của các chương trình khác đang được thực hiện. (4)Tiến độ triển khai thực hiện Chương trình MTQG phải phù hợp với kế hoạch hàng năm,điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực. Các mục tiêu cụ thể phải xác định theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả. Thời gian thực hiện chương trình là 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 26)