Kinh nghiệm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo ở một số vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 50)

2.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo

2.2.5. Kinh nghiệm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo ở một số vùng

vùng của Việt Nam

2.2.5.1. Gia Lai

Hiện nay kinh tế xã hội Gia Lai có nhiều chuyển biến tích cực do thực hiện cơng cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại Hội VI của Đảng và tiến hành cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm giai đoạn 2006-2010 đạt 11,55%. Đời sống vật chất người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%, các vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn ngày càng thay đổi, chất lượng cuộc sống hộ nghèo ngày càng được nâng cao. Những bài học rút ra là:

- Thống nhất chặt chẽ sự lãnh đạo, thường xuyên bám sát vào chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu và biện pháp thực hiện xóa đói rõ ràng, phù hợp với thực tiễn.

- Phải tạo được sự liên kết giữa đối tượng thụ hưởng, cộng đồng và Nhà nước. Đề cao sức mạnh của cộng đồng và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức cho cán bộ thực thi chương trình, người nghèo.

2.2.5.2. Hà Giang

Trong những năm qua, Hà Giang đã thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, phát huy tinh thần tương thân tương ái của các dân tộc trong tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi, đời sống nhân được cải thiện rõ rệt, việc xã hội hóa cơng tác xóa đói giảm nghèo đã làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống cho người dân. Đến nay tỉnh Hà Giang đã xóa được khoảng 18.000 căn nhà tạm, nhiều ngôi nhà vững chắc được dựng lên đảm bảo theo tiêu chí được đặt ra tạo điều kiện cho bà con có chỗ ở tốt hơn. Hỗ trợ được 280 con trâu, 502 con bị, đảm bảo ít nhất mỗi hộ nghèo được hỗ trợ (từ 1 con trâu đến 2 – 3 con dê sinh sản. Để làm được điều đó tỉnh vận động các đồng chí ủy viên, lãnh đạo các ban ngành, đồn thể nêu cao tinh thần gương, mỗi đồng chí ủng hộ ít nhất một hộ nghèo trở lên; Cán bộ cơng nhân viên mỗi người trích một phần thu nhập để ủng hộ mua giống trâu, bò, dê, lợn cho các hộ nghèo theo đơn vị đã được phân cơng phụ trách. Q trình thực hiện mang tính xã hội hóa cao, ngồi nguồn vốn của nhà nước các doanh nghiệp cịn có nguồn đóng góp của các gia đình, dịng họ, thơn xóm.

2.2.5.3. Các tỉnh miền núi phía Bắc

Khu vực miền núi phía Bắc là nơi tập trung những tỉnh nghèo nhất cả nước, trong đó có những tỉnh cịn rất khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, như Điện Biên hơn 30%, Hà Giang hơn 26%, Sơn La hơn 25% hộ nghèo.Tỷ lệ nghèo chung của cả nước năm 2009 là hơn 12% thì tỷ lệ này ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II lên đến tỷ lệ 32,1%.

- Chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn II với 10 tỉnh này khơng chỉ là xóa đói giảm nghèo mà cịn là phát triển kinh tế-xã hội vùng khó khăn. Chương trình đã làm thay đổi diện mạo nơng thơn vùng đặc biệt khó khăn, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh.

- Chương trình đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, chỉ đạo cũng như triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả các vướng mắc tại địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả ngun tắc cơng khai, minh bạch, dân chủ, cơ chế quản lý có nhiều bước tiến mới. Trình độ năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ huyện, xã, thôn bản đã được nâng cao.

-Một số kết quả chung về thực hiện mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010) trên địa bàn

+ 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí (mục tiêu là 95%).

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 47% đầu năm 2006 xuống còn 31,2% năm 2009 (mục tiêu giảm còn dưới 30%).

+ Tỷ lệ hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người 3,4 triệu đồng/năm là 67,5% (mục tiêu đạt trên 70%).

+ Đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản đạt 75,2% (mục tiêu 80%).

+ Xã có đủ trường lớp tiểu học kiên cố đạt 83,6%, xã có trường trung học cơ sở kiên cố đạt 94,7% (mục tiêu là 100%).

Bài học kinh nghiệm thực hiện chương trình giảm nghèo

+ Xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chủ trương, chính sách ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

+ Xây dựng lộ trình thực hiện chính sách cơ chế đặc thù, nhằm thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn.

+ Xã hội hóa hoạt động xóa đói giảm nghèo, tăng cường cơng tác khuyến nông và hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống.

+ Thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.

+ Thường xuyên tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá, giúp kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo, khen thưởng các nhân tố tích cực khắc phục yếu kém tồn tại để thực hiện chương trình tốt hơn cho những lần tiếp theo.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 50)