Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 56)

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Bá Thước là một trong 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 115 km. Là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc giáp Hịa Bình, phía tây giáp huyện Quan Hóa, Quan Sơn; phía Nam giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc; phía Đơng giáp huyện Cẩm Thủy.

Huyện Bá Thước có 23 đơn vị hành chính chính cấp xã (22 xã, 1 thị trấn) được chia thành 225 thơn, chịm, bản có các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và được chia làm 5 khu vực đó là:

+ Khu Long Vân: bao gồm thị trấn Cành Nàng, xã Lâm Xa, xã Hạ Trung, xã Tân Lập, xã Ái Thượng (có 1 thị trấn , 4 xã chiếm 21,7% tổng số xã, thị trấn).

+ Khu Quý Lương: bao gồm xã Lương Ngoại, xã Lương Trung, xã Lương Nội (có 3 xã chiếm 13,0% tổng số xã, thị trấn).

+ Khu Hồ Điền: bao gồm xã Điền Lư, xã Điền Hạ, xã Điền Thượng, xã Điền Quang, xã Điền Trung (có 5 xã chiếm 21,7% tổng số xã, thị trấn).

+ Khu Quốc Thành: bao gồm xã Thành Lâm, xã Thành Sơn, xã Lũng Niêm, xã Lũng Cao, xã Cổ Lũng, xã Ban Cơng (có 6 xã chiếm 26,1% tổng số xã, thị trấn).

+ Khu Văn Thiết: bao gồm xã Văn Nho, xã Thiết Ống, xã Thiết Kế, xã Kỳ Tân (có 4 xã chiếm 17,4% tổng số xã, thị trấn).

Huyện hiện có 59 km quốc lộ trong đó quốc lộ 15 là 16 km, quốc lộ 217 là 43 km còn 20 km thuộc đường tỉnh, 155 km đường huyện ngoài ra cịn có gần 200 km đường xã, 300 km đường thơn bản và dịng sông Mã chảy từ đầu đến cuối huyện dài trên 40 km. Đường mịn Hồ Chí Minh cách thị trấn Cành Nàng 25 km theo đường 217 về phía Đơng. Với vị trí địa lý như vậy huyện Bá Thước có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với nước bạn Lào qua cửa khẩu Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa).

- Điều kiện địa hình

Bá Thước có địa hình đồi núi, bị chia cắt mạnh, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đơng Nam với độ cao trung bình 450m đến 600m. Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đơng Nam, trong đó có 15 xã thuộc vùng cao. Ngồi ra, huyện cịn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với các dải đồi núi. Diện tích đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sơng suối, hình thành 3 vùng rõ rệt : + Địa hình vùng núi cao: Tập trung ở 6 xã phía Tây Bắc của huyện là Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng Lũng Niêm và Lũng Cao. Địa hình vùng này bị chia cắt mạnh do các sơng suối như Hón Nủa, suối Tếch...Diện tích loại địa hình có độ dốc trên 250 chiếm 70% diện tích tồn huyện. Đây là vùng kinh tế chưa phát triển mặc dù tiềm năng đất đai còn nhiều.

+ Địa hình vùng đồi xen núi thấp: Tập trung ở 7 xã, trong đó có 4 xã phía đơng Bắc của huyện là Tân Lập, Lương Nội, Lương Ngoại, Lương Trung và 3 xã phía Tây nam của huyện là Thiết Kế, Kỳ Tân, Văn Nho. Địa hình vùng này chủ yếu là các đồi gò xen lẫn với các dãy núi thấp, có diện tích chiếm khoảng 20- 30% diện tích tồn huyện, địa hình vùng này cho phép phát triển nhiều loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp.

+ Địa hình vùng giữa (vùng thấp): Tập trung ở 10 xã, thị trấn thuộc vùng giữa và vùng phía Nam của huyện đó là Lâm Xa, Hạ Trung, ái Thượng, Thiết ống, Điền Lư, Điền Quang, Điền Trung, Điền Thượng, Điền Hạ và thị trấn Cành Nàng. Địa hình vùng giữa chủ yếu là đồi gị nằm xen kẽ với các cánh đồng, các thung lũng có diện tích khá lớn. Đây là vùng trọng điểm lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày của huyện.

- Điều kiện khí hậu, thủy văn

Bá Thước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đơng khơ giá lạnh với nhiệt độ trung bình năm là 240C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên tới 39 – 410C và thấp nhất có thể xuống tới 20C. Trên núi cao có khí hậu mát mẻ (điển hình là Son – Bá – Mười, xã Lũng Cao). Lượng mưa trung bình trên năm từ 1.700 – 1.900 mm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gió Phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào tháng 4, 5 và đầu tháng 6; lốc cục bộ đôi khi kèm theo mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 5; lũ quét cũng có thể xảy ra vào các tháng 7,8 và tháng 9 gây ra nhiều thiệt hại. Thời tiết, khí hậu của huyện tương đối phù hợp cho việc gieo trồng

các loại cây lương thực, cây rau và cây công nghiệp ngắn ngày. Chế độ thủy văn của sông ở huyện Bá Thước phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa. Trên địa bàn huyện có 1 con sơng lớn đó là sơng Mã bắt nguồn từ dãy núi Bon Kho thuộc huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Tiềm năng thủy điện của sông Mã là rất lớn với tiềm năng lý thuyết của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kWh, tiềm năng có thể khai thác là 4.732 triệu kWh và tiềm năng kinh tế là 2.43 tỷ kWh. Để khai thác tiềm năng của dịng sơng Mã, cơng trình thủy điện Bá Thước 1 và 2 (tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước) đã được khởi công xây dựng với tổng công suất thiết kế là 140 MW, tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng. Nguồn nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước mặt sơng Mã và nước ngầm. Ngồi sơng Mã chảy từ phía Tây Bắc xuống phía Đơng Nam của huyện, huyện cịn có nhiều khe suối, mương bai nằm xen kẽ ở hầu hết các xã trong huyện tạo nguồn nước sinh hoạt cho đời sống và sản xuất.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số huyện Bá Thước năm 2015 là 100,267 người, chủ yếu là sống ở nông thôn chiếm 96,8% tổng dân số, hàng năm tỷ lệ dân số nơng thơn có giảm nhưng giảm không đáng kể: năm 2013 là 97,26%, năm 2014 là 97,01%, năm 2015 là 96,8%. Huyện Bá Thước chủ yếu có 3 dân tộc anh em sinh sống: dân tộc Kinh chiếm 15,5%, dân tộc Thái chiếm 32,7%, dân tộc Mường chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc khác. Chính vì vậy mà bản sắc dân tộc của huyện Bá Thước cũng tương đối đa dạng và phong phú. Phong tục tập quán của các dân tộc có phần khác nhau sống rải rác trên các sườn núi, nên khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tổ chức sinh hoạt và sản xuất.

Mật độ dân số bình quân 143 người/km2; khu vực thị trấn Cành Nàng 2.466 người/km2, các xã có mật độ dân số thấp bao gồm Điền Thượng, Hạ Trung, Lương Nội, Lũng Cao, Thành Sơn, mật độ từ 75 – 89 người /km2; các xã Điền Lư, Điền Quang, Điền Trung, Lâm Xa, Lũng Niêm, Tân Lập có mật độ dân số trên 200 người/km2. Việc phân bố dân cư không đồng đều đã làm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên về đất đai, rừng, đồi núi của huyện. Theo điều tra phần lớn số lao động có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại các nghành giáo dục, y tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp, còn một tỷ lệ nhỏ làm trong các ngành cơ khí, cơng nghiệp, nơng nghiệp, lâm nghiệp. Đây cũng là một áp lực lớn đối với huyện Bá Thước trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hóa cơng nghiệp nơng thơn đến năm 2020. Lực lượng lao động chiếm đa số trên địa bàn huyện vẫn là lao động phổ thông và một phần nhỏ qua đào tạo trung cấp, sơ cấp, cơng nhân kỹ thuật.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và cơ cấu lao động huyện Bá Thước giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 14/13 15/14 BQ - Tổng dân số 99.481 100 99.596 100 100.267 100 100,12 100,67 100,4 + Thành thị 2.728 2,74 2.987 2,99 3. 210 3,2 109,49 107,46 108,47 + Nông thôn 96.753 97,26 96.609 97,01 97.057 96,8 99,85 100,46 100,15

- Dân số trong độ tuổi lao động 64.632 64,97 64.638 64,90 66.073 65,89 100,01 102,16 101,08

- LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế 55.122 100 55.834 100 56.463 100 101,29 101,12 101,20

+ Nông, Lâm nghiệp, thủy sản 45.668 82,85 45.404 81,32 45.408 80,42 99,42 100,00 99,71

+ Công nghiệp và xây dưng 1.986 3,60 2.141 3,83 2.198 3,89 107,8 102,67 105,2

+ Dịch vụ 7.468 13,55 8.289 14,85 8.857 15,69 110,99 106,85 108,92

- LĐ khu vực Nhà nước 3.725 100 3.735 100 3.782 100 102,26 101,25 101,75

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bá Thước (2013 – 2015)

Nguồn lao động: qua bảng 3.1 ta thấy, dân số trong độ tuổi lao động của huyện Bá Thước trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 có sự tăng nhẹ, mức giảm dân số trong độ tuổi lao động qua 3 năm là 1441 người, tốc độ tăng bình quân 1,08%. Trong giai đoạn này, lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng nhiều với số lượng 1341 người với tốc độ tăng bình quân là 1,2%. Trong cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế thì lao động làm việc trong ngành nơng – lâm – thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 82,85% năm 2013 và giảm dần qua các năm; ngành Công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng dần qua các năm (Dịch vụ năm 2015 chiếm 15,69%), tốc độ tăng bình quân 8,92%. Chất lượng lao động trên địa bàn huyện còn thấp, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo và thiếu việc làm còn lớn, đây là thách thức lớn đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn trong thời gian tới. Lao động Nhà nước tăng nhẹ với tốc độ 1,75%, giai đoạn 2013 – 2015 lao động khu vực nhà nước tăng thêm 57 người, số người tăng thêm để bổ sung nhân lực giải quyết các cơng việc hành chính. Tình hình dân số và cơ cấu lao động huyện Bá Thước giai đoạn 2013 – 2015.

3.1.1.3. Tình hình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Hệ thống đường giao thơng và thủy lợi: Tồn huyện có 659 km đường giao thơng, trong đó đường giao thông huyện dài 203 km, đường liên xã dà 183km, đường liên thơn dài 350 km, có 23 xã phường có đường ơ tơ đến trung tâm, hầu hết là đường đất, mới đáp ứng được việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân về mùa khơ, mùa mưa đi lại cịn gặp nhiều khó khăn do khơng có hệ thống thốt nước, mặt đường nhỏ và gập gềnh nên việc đi lai của nhân dân trong vùng cịn gặp nhiều khó khăn; Có tổng số 169 xe cơng nơng và 125 thuyền máy để phục vụ cho sản xuất kinh tế của huyện.

- Hệ thống giáo dục: Huyện Bá Thước có 59 trường tiểu học, 30 trường trung học cơ sở, 26 phổ thông cơ sở, 24 trường mẫu giáo và 1 trung tâm giáo dục thường xun; 1071 phịng học được kiên cố hóa.

- Hệ thống y tế: Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 23/23 xã có trạm y tế. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật ở các cơ sở y tế còn nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu nhất là các trạm y tế xã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

- Hệ thống văn hóa, phát thanh truyền hình: Phủ sóng truyền thanh đạt 65,6% (năm 2014) và phủ sóng truyền hình đạt 100%; Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia chiếm 98%.

Nói chung cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhưng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Bá Thước đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm được cải thiện tốt nhờ các chương trình 134, 135... Đến nay, trên địa bàn huyện đã có trạm biến áp phục vụ cho 23/23 xã, thị trấn của huyện, không những vậy huyện còn đang được Tập đoàn Hoàng Anh đầu tư xây dựng 2 nhà máy thủy điện trên sông Mã (đoạn thuộc xã Điền Lư) không những đáp ứng được yêu cầu sử dụng điện của người dân trên địa bàn huyện mà cịn được sử dụng cho mục đích kinh doanh.

3.1.1.4. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2013-2015 kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, một số ngành lĩnh vực đạt cao hơn mục tiêu kế hoạch và đạt khá hơn so với các năm trước. Tăng trưởng chung của huyện đạt 12%, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất hiện hành cả năm là 2.524,7 tỷ đồng, đạt 117,4% kế hoạch, trong đó ngành nơng-lâm- thủy sản tăng 6,8%; khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 17,6%; khu vực dịch vụ tăng 16,4%.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng hai khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực nông, lâm thủy sản chiếm 51%, giảm 2,4%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 17,1% tăng 0,9%; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 1,6%; thu nhập bình quân đầu người 12,8 triệu đồng, tăng 11,3% so với năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 12,5%.

Ngành nơng, lâm thủy sản phát triển khá và tương đối toàn diện, tổng diện tích gieo trồng năm 2015 là 15.613 ha. Tổng sản lượng lương thực hạt là 35.936 tấn, vượt 1,2% kế hoạch. Công tác phát triển chăn nuôi chuyển biến tích cực. Tổng đàn gia súc, gia cầm là 601.130 con, sản lượng thịt hơi đạt 8.628 tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản đạt 849 tấn, vượt 6,1% kế hoạch năm, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đạt kế hoạch được giao. Trồng cây phân tán được 150.000 cây/ 150.000 so với kế hoạch đạt ra.

Công tác xây dựng nông thôn mới: Tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực và rõ rệt, thu nhập và đời sống nhân dân có những cải thiện đáng kể. So với năm 2014 tồn huyện tăng bình quân 01 tiêu chí/ xã (từ 7,4 lên 8,4 tiêu chí) đạt 50% kế hoạch. Trong đó xã Lũng Niêm và xã Ái Thượng là 2

xã tăng nhiều nhất 3 tiêu chí; 6 xã khơng tăng tiêu chí nào là các xã: Điền Lư, Lương Trung, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng, Thành Lâm. Tính đến ngày 10/12/2015 tồn huyện có 1 xã đạt 15 tiêu chí (xã Điền Trung) chiếm 4,5%; có 3 xã đạt từ 10-14 tiêu chí chiếm tỷ lệ 13,7%; 18 xã đạt từ 5-9 tiêu chí chiếm 81,8%. Huyện triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh như: chương trình 30a, Chương trình 135 giai đoạn III, Chương trình MTQG về xây dựng nơng thơn mới, Chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, Chương trình MTQG về việc làm và dạy nghề, Chương trình MTQG về văn hóa. Các chính sách của tỉnh gồm: chính sách khuyến khích phát triển giao thơng nơng thơn, chính sách hỗ trợ phát triển chăn ni. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn huyện năm 2014 là 95.054,1 triệu đồng. Trong đó vốn 30a là 45.382,6 triệu đồng; chương trình 135 giai đoạn II là 20.864,3 triệu đồng; chương trình MTQG về xây dựng nơng thơn mới 9.100 triệu đồng..... Việc thực hiện các chương trình, dự án góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân, giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội, các chính sách hỗ trợ giúp người nghèo ổn định cuộc sống và có điều kiện vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo.

Sản xuất cơng nghiệp được duy trì với tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện khó khăn. Giá trị sản xuất cơng nghiệp (giá 1994) ước đạt 85.240 triệu đồng tăng 15,7% khu vực doanh nghiệp 27.866 triệu, tăng 19,6%, khu vực cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 56)