Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 56)

3.2.1. Lý do chọn điểm nghiên cứu

Hiện nay huyện Bá Thước có 1 thị trấn Cành Nàng và 22 xã trực thuộc được chia thành 225 thôn, chòm, bản có các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và được chia làm 5 vùng đó là: vùng Long Vân, vùng Quý Lương, vùng Hồ Điền, vùng Quốc Thành, vùng Văn Thiết. Huyện Bá Thước là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo cao,

nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Kinh, Thái; hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi; trình độ học vấn người dân thấp. Huyện Bá Thước là huyện được chọn làm địa bàn thụ hưởng các Chương trình giảm nghèo: chương trình 30a, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, sau thời gian các chương trình đi vào thực hiện thì tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tuy nhiên giảm nghèo chưa thực sự bền vững.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và khái quát được tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và huyện Bá Thước. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Đồng thời tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai qua các trang web, sách báo để thấy được tác động của chính sách này. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về nghèo đói, các số liệu, dẫn chứng về các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam và trên Thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài.

- Các giáo trình và bài giảng: Kinh tế phát triển, Chính sách phát triển, Chính sách nông nghiệp, chính sách công. - Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các luận văn liên quan đến đề tài. Các loại sách và bài giảng

Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website

Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Thư viện Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân....

- Thư viện, internet

- Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của huyện Bá Thước và tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ của huyện. Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư, báo cáo về thu – chi ngân sách của huyện qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND huyện, phòng công thương, phòng lao động, thương binh và xã hội, phòng dân tộc, phòng địa chính.

- Phòng thống kê

- UBND huyện, phòng kế hoạch và đầu tư, ban quản lý dự án, phòng tài chính, phòng thống kê.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành thiết kế biểu mẫu và phiếu điều tra.

Bảng 3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1. Cán bộ huyện -7 cán bộ gồm lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành (Phòng LĐTB và XH, phòng NN, phòng dân tộc, phòng TN và môi trường...)

Thông tin về chủ trương và chính sách chương trình giảm nghèo đang thực hiện tại địa phương

Các báo cáo, quyết định đánh giá về về tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo tại huyện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…)

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 2. Cán bộ xã 13 người (chủ tịch xã)

- Nắm bắt được kế hoạch tổ chức thực thi các chương trình giảm nghèo. Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình

- Nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp điều chỉnh hỗ trợ cho việc thực hiện các chương trình giảm nghèo

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo

3. Hộ 60 hộ Các chương trình giảm nghèo của chính phủ mà các hộ được thụ hưởng; đánh giá về hình thức và chất lượng chương trình, các hộ đề xuất nguyện vọng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp hoạt động của các chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo cấp huyện, xã và hộ gia đình, trong đó: cán bộ lãnh đạo phải là các cán bộ quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia và cán bộ liên quan đến thực thi triển khai thực hiện chương trình là phó chủ tịch huyện, chủ tịch xã, cán bộ các ban ngành; các hộ gia đình được phỏng vấn đều là hộ nghèo.

Huyện Bá Thước, Thanh Hóa được chia làm 5 vùng: Vùng Quý Lương, vùng Hồ Điền, vùng Long Vân, vùng Văn Thiết, vùng Quốc Thành, cả 5 vùng đều có tỷ lệ hộ nghèo cao. Để thuận tiện cho quá trình điều tra nghiên cứu tôi chọn điểm nghiên cứu mang tính đại diện và những điểm này được thụ hưởng các chương trình giảm nghèo. Xét trên điều kiện đó, tôi chọn 5 xã nghèo là : Ái Thượng, Lũng Cao, Ban Công, Lương Nội, Điền Hạ đại diện cho 5 vùng đặc trưng của huyện với tổng số hộ điều tra là 60 hộ. Tổng số phiếu điều tra là 80 phiếu.

3.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Xử lý thông tin thứ cấp, tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu. Xử lý thông tin sơ cấp, tổng hợp, phân loại và so sánh, thông tin định lượng, xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS, EXCEL.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả tổng thể về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ hộ nghèo, tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo ở huyện Bá Thước.

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của các chính sách, các yếu tố liên quan đến quá trình thực thi chương trình giảm nghèo của huyện.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Dùng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo, kết quả đạt được sau khi thực thi chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế với kế hoạch đã đề ra… Thông qua phương pháp nhằm tìm ra những nguyên nhân bất cập còn tồn tại để có định hướng cũng như giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích chuỗi tác động của chính sách

Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế-xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến

động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là so sánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trước và sau khi có chính sách, so sánh hoạt động của các cơ quan thực thi trước và sau chính sách…Trên cơ sở các chỉ tiêu trên đánh giá về ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tới phát triển sản xuất của hộ nông dân. Ngoài ra phương pháp này còn sử dụng để so sánh sự biến động về đất đai, dân số-lao động và tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã nghiên cứu qua các năm.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng thiết kế các dự án thuộc chương trình giảm nghèo của huyện Bá Thước

+ Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng có phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo.

+ Các hoạt động dự án. + Nguồn vốn bố trí.

- Nhóm chỉ tiêu xây dựng bộ máy triển khai thực thi chương trình giảm nghèo: + Ban chỉ đạo thực thi chương trình giảm nghèo.

+ Số người tham gia và thành phần cốt cán của Ban chỉ đạo.

+ Trình độ chuyên môn của thành phần tham gia triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo.

- Nhóm chỉ tiêu xây dựng hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chương trình giảm nghèo

+ Nâng cao năng lực giảm nghèo: các hoạt động đối thoại chính sách cho người nghèo, số người tham sự; hoạt động tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ triển khai chính sách.

+ Truyền thông giảm nghèo: số lượng các sản phẩm truyền thông qua phóng sự, tọa đàm, panô, áp phích, tờ rơi....

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo + Tổng số hộ thoát nghèo, tái nghèo;

+ Thu nhập bình quân của huyện, xã nghèo;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN BÁ THƯỚC TỈNH THANH HÓA. HUYỆN BÁ THƯỚC TỈNH THANH HÓA.

4.1.1. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Bá Thước

Huyện Bá Thước là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, giao thông đi lại khó khăn, đời sống văn hóa kinh tế xã hội còn thấp. Cơ cấu kinh tế của huyện Bá Thước chủ yếu là nông, lâm nghiệp; đặc biệt là các xã vùng cao kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu. Tuy nhiên được sự hỗ trợ của Đảng và Chính Phủ tỷ hệ hộ nghèo hàng năm trên địa bàn huyện giảm mạnh từ 39,3% (năm 2011) xuống còn 12,5% (năm 2015). Năm 2015 số xã, phường, thị trấn thuộc diện nghèo đói là 13/23 xã. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện được thống kê qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình đói nghèo của huyện Bá Thước giai đoạn 2011 – 2015

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

1 Tổng số hộ dân (hộ) 98.001 99.107 99.481 99.596 100.267 2 Tổng số hộ nghèo (hộ) 38.514 29.038 23.477 18.226 12.533 3 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 39,3 29,3 23,6 18,3 12,5

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bá Thước, (2015)

Tất cả các xã trong huyện đã có đường ôtô tới trung tâm xã nhưng chỉ đi lại được trong mùa khô, về mùa mưa đường lầy lội đi lại khó khăn, các phương tiện vận tải lớn không thể đi vào trung tâm xã được. Huyện có 13 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II và 21/22 xã được thụ hưởng Chương trình 30a của Chính phủ. Có trên 60% hộ dân sống trong nhà bán kiên cố và 12% hộ dân sống trong nhà tạm, dột nát (Niên giám thống kê 2013). Hệ thống trạm y tế đã có ở tất cả các xã, tuy nhiên cơ sở vật chất xuống cấp nặng nề, trình độ năng lực của cán bộ y tế xã còn rất hạn chế. Trong tổng số các phòng học hiện nay (1071 phòng) có tới 19,6% (210 phòng) là phòng học tạm cần phải sửa chữa, cải tạo nâng cấp. Trong 13 xã nghèo nhất hiện nay thì tỷ lệ phòng cần phải sửa chữa, cải tạo nâng cấp là 40,6%. Hệ thống thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hiện còn 16/23 xã chưa có chợ, hoặc chợ liên xã, việc giao lưu trao đổi hàng hóa không thuận tiện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất ở vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Theo phòng lao động- thương binh và xã hội huyện Bá Thước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015

của huyện là 12,5% so với năm 2005 là 67, 8% thì đã có sự giảm sút đáng kể. Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều yếu kém. Dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiềt thấp kém, lạc hậu, thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt… cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, năng xuất lao động thấp... Hệ thống cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu, dịch di cư tự do, phức tạp xã hội trong một số bộ phận đồng bào trong huyện vẫn còn xẩy ra. Theo số liệu điều tra thực tế của đề tài năm 2015, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của huyện Bá Thước gồm những nguyên nhân sau:

Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của huyện Bá Thước

Nguyên nhân Nội dung

Trực tiếp tác động đến các hộ nghèo

- Thiếu vốn làm ăn. - Thiếu kinh nghiệm. - Thiếu việc làm. - Thiếu đất sản xuất

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Ốm đau, bệnh tật, hộ đông người ăn theo, thiếu sức lao động...

Khách quan - Bá Thước có 13 xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất cây lương thực (lúa nước, hoa màu...), một số vùng có đất đai nhưng lại khó khăn về nguồn nước, tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, rủi ro, giao thông đi lại khó khăn, bị cách biệt thiếu thông tin, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Cơ chế chính sách đối với vùng cao chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được sự đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng cao.

- Chất lượng nguồn lao động thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu. Chủ quan - Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước còn hạn chế, chất lượng sản phẩm và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa có nhiều chuyển biến, chăn nuôi gia súc chậm phát triển, chưa đảm bảo được an ninh lương thực.

- Các tổ chức đoàn thể chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền để làm tốt công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Nguyên nhân Nội dung

nghèo hiệu quả còn thấp, thất thoát lãng phí nguồn lực.

- Nhận thức của một bộ phận người nghèo, hộ nghèo còn yếu, chưa thực sự nỗ lực để vươn lên thoát nghèo, còn nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, phong tục tập quán còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp.

Bản thân người nghèo, hộ nghèo

- Nhận thức của một số bộ phận người nghèo, hộ nghèo còn kém, chưa thực sự cố gắng nỗ lực vươn lên để thoát nghèo, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, phong tục tập quán lạc hậu. Trình độ dân trí thấp. Qua kết quả điều tra trình độ học vấn của 60 hộ nghèo tại địa bàn huyện cho thấy tỷ lệ chủ hộ học hết phổ thông là 6 người chiếp 10%, bậc tiểu học 38 người chiếm 63,33%, bậc Trung học 16 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 56)