Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế của các huyện nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 106)

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi các chương trình, chính sách

4.4.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế của các huyện nghèo

Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo nên lợi thế cũng như khó khăn riêng cho các vùng, các xã trong huyện. Về đặc điểm tự nhiên, là một huyện miền núi (3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi), địa bàn rộng, khoảng cách giữa các xã tương đối xa, giao thông đi lại rất khó khăn cho nên việc thực hiện các chương trình giảm nghèo ở Bá Thước gặp rất nhiều cản trở và chi phí cho các hoạt động xố đói giảm nghèo là rất lớn. Như trong q trình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 cịn gặp nhiều khó khăn do ban đầu u cầu thời gian xây dựng Đề án gấp nên ở một số địa phương việc thống kê danh sách hộ nghèo được hỗ trợ chưa chính xác. Ban đầu phê duyệt 2.898 hộ được hưởng chính sách nhưng sau khi UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát lần cuối và chốt danh sách thì chỉ có 2.800 hộ được hỗ trợ. Bên cạnh đó cịn xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ thực hiện kế hoạch như: Phong tục tập quán (kiểu cách nhà, tuổi, mùa làm nhà...); điều kiện thời tiết (mưa, bão, rét....), điều kiện đi lại khó khăn và một số vấn đề thuộc công tác chuẩn bị khác như: đất làm nhà, gỗ làm nhà... Tồn huyện có 23/23 xã, thị trấn có đường giao thơng đến trung tâm xã; tuy nhiên đa số đường giao thông này chỉ đi lại được vào mùa khơ, về mùa mưa thì lụt lội, khó lưu thơng. Theo kết quả thảo luận nhóm cán bộ huyện và xã hầu hết các tuyến đường giao thông về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bá Thước, việc thi cơng đều rất khó khăn do địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt. Hàng năm, huyện thường xảy ra mưa lũ, sạt lở đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công, tiến độ thi cơng các cơng trình đồng thời gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Về đặc điểm kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông – lâm – thủy sản (60,21% năm 2013), nên việc phân bổ nguồn vốn của các CTGN tập trung nhiều cho ngành này. Về mặt xã hội, hơn 80% dân số huyện là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí tương đối thấp dẫn đến hạn chế việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Đồng bào các dân tộc còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là tư tưởng nặng nề của nền sản xuất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tự nhiên.

Huyện có 23/23 xã ,thị trấn được cơng nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, tuy nhiên trình độ học vấn của người dân vẫn thấp. Bản thân người nghèo chưa nỗ lực vươn lên xố đói giảm nghèo, cịn trơng chờ vào Nhà nước, có tư

tưởng ỷ lại. Nhận thức của một bộ phận người dân cịn hạn chế, chủ yếu trơng chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các mơ hình, dự án. Cần phải chuyển dần từ hình thức hỗ trợ, đầu tư trực tiếp sang hỗ trợ, đầu tư gián tiếp; từ đầu tư phần cứng, sang đầu tư phần mềm, tránh tình trạng trơng chờ, ỷ lại sự đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tính sáng tạo, phát huy tiềm năng của người dân trong phát triển kinh tế vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 106)