Vận dụng phương pháp kế toán trong kế toán quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 116 - 118)

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

8.3.2. Vận dụng phương pháp kế toán trong kế toán quá trình sản xuất.

 Cũng như quá trình cung cấp, để thu thập thông tin ban đầu về nghiệp vụ kinh tế

phát sinh trong quá trình sản xuất, kế toán tập hợp các chứng từ: phiếu xuất kho vật tư, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cốđịnh, phiếu nhập kho thành phẩm….

 Quá trình sản xuất là quá trình dịch chuyển các hao phí trong quá trình sản xuất sản phẩm, do đó để đo lường giá trị của sản phẩm được hình thành trước hết phải tập chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm. Để phục vụ cho việc tính giá thành, chi phí được tập hợp theo khoản mục chi phí, cụ thể gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và phụ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Thông thường nguyên vật liệu chính cấu thành nên thực thể sản phẩm, còn vật liệu phụ sử dụng kết hợp với vật liệu chính để góp phần nâng cao chất lượng hoặc tạo hình thức cho sản phẩm. Ví dụ: ?

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ) trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí. Theo quy định hiện hành hàng tháng, người sử

dụng lao động hàng tháng phải trích 19% quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động và các khoản này được phép tính vào chi phí. Còn người lao động phải trích 6% tiền lương hàng tháng của mình để đóng BHXH, BHYT; trong đó, BHXH 5%, BHYT 1%.

Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí khác ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp trên và liên quan đến hoạt động sản xuất ở phân xưởng hoặc ở các bộ phận sản xuất. Thuộc chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ sản xuất ở phân xưởng, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, chi phí khấu hao và chi phí sửa chữa tài sản cốđịnh dùng cho sản xuất, chi phí điện nước dùng cho bộ phận sản xuất…

 Trên cơ sở các chứng từ kế toán phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản chi phí sản xuất:

+ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp + TK 627 – Chi phí sản xuất chung

 Kế toán quá trình sản xuất:

+ Tập hợp chi phí phát sinh trong kì:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 621

Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu  Chi phí nhân công trực tiếp:

Nợ TK 622

Có TK 334: tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.

Có TK 338: trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí.

 Chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627

Có TK 214: Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất

Có TK 152, 111, 112, 331…: Các khoản chi phí sản xuất chung khác Có TK 334: Tiền lương công nhân phục vụ sản xuất phân xưởng

Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19% tiền lương của nhân viên phân xưởng tính vào chi phí

+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí đã tập hợp ở bước trước cho từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp ở các tài khoản 621, 622, 627 đến cuối kì

được tổng hợp và kết chuyển sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì kế toán phải phân bổ chi phí đã được tập hợp ở bước trước cho từng đối tượng tập hợp chi phí, cụ thể:

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp: những chi phí này đã theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. Do đó kế toán chỉ cần tập hợp lại theo đúng các khoản mục chi phí và theo đúng đối tượng phải chịu chi phí để kết chuyển sang TK 154.

Đối với chi phí sản xuất chung: là chi phí được tổ chức theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất. Nếu một phân xưởng có tham gia sản xuất từ hai sản phẩm trở lên thì có nghĩa là chi phí sản xuất chung đã được tập hợp có liên quan đến nhiều đối tượng phải chịu chi phí. Do đó kế toán phải phân bổ chi phí đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan theo bằng cách chọn tiêu thức phân bổ hợp lý thể hiện mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc đã thực hiện trong kì.

Bút toán kết chuyển chi phí: Nợ TK 154

Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627

+ Tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì:

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì, cuối kì kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và ghi vào số dư cuối kì của TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang cuối kì. Trên cơ sở số liệu giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, chi phí GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 109

Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu sản xuất phát sinh trong kì và giá trị sản phẩm dở dang ở cuối kì được phản ánh trên TK 154, kế toán tính giá thành sản xuất của thành phẩm hoàn thành trong kì như sau:

Tổng giá thành SX của thành phẩm hoàn thành trong kì = CPSX dở dang đầu kì + CPSX phát sinh trong kì - CPSX dở dang cuối kì

Sau khi tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì, kế toán phản ánh giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho vào TK 155 – Thành phẩm như sau:

Nợ TK 155 Có TK 154 SƠĐỒ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TK 155 TK 152 TK 621 TK 154 Tập hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp TK 334,338 TK 622 Tập hợp CP nhân công trực tiếp Tập hợp CP sản xuất chung TK 152, 153, 142, 242,334, 338, 214… TK 627 CPSXDDĐK Kết chuyển CP nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển CP nhân công trực tiếp Kết chuyển CP sản xuất chung CPSXDDCK Tổng giá thành TP nhập kho

Việc tính giá thành sản xuất của thành phẩm được thể hiện ở bảng tính giá thành như sau:

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)