Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 101 - 102)

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

7.4.1.3Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán.

Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán đều được sử dụng để phản ánh tài sản và nguồn vốn của đơn vị. Nếu bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tài sản và nguồn vốn ở trạng thái tĩnh tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán thì tài khoản kế toán lại phản ánh tài sản và nguồn vốn theo từng loại ở cả trạng thái tĩnh (số dư tài khoản) và trạng thái động (số phát sinh của tài khoản). Vì vậy, để lập bảng cân đối kế toán, cần phải dựa vào số dư của tài khoản kế toán. Từ bảng cân đối kế toán, ta có thể lấy số dư của tài khoản. Cụ thể như sau:

- Vào đầu kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của kỳ trước để lấy số dư đầu kỳ này của các tài khoản. Số dư Nợ của các tài khoản được xếp vào phần Tài sản, số dư Có của các tài khoản được xếp vào phần Nguồn vốn. Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ở nước ta hiện nay, các tài khoản loại I “Tài sản ngắn hạn” và loại II “Tài sản dài hạn” là cơ sở để ghi vào phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán, còn các tài khoản loại III “Nợ phải trả” và loại IV “Nguồn vốn chủ sở hữu” là cơ sởđể ghi vào phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.

- Trong kỳ, dựa vào các chứng từ và quan hệđối ứng kế toán, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán.

- Cuối kỳ, kế toán lấy số dư cuối kỳ của tài khoản kế toán để lập Bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, khi lập bảng cân đối kế toán, cần chú ý một số trường hợp ngoại lệ sau: + Các tài khoản phản ánh hao mòn TSCĐ, dự phòng giảm giá tài sản, như TK 214 (Hao mòn TSCĐ), TK 139 (Dự phòng phải thu khó đòi), TK159 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho)…mặc dù có số dư Có nhưng được trình bày ở phần Tài sản và được ghi âm. Ví dụ, vào cuối ngày 31/12/N, nguyên giá toàn bộ TSCĐ hữu hình của một GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 94

Chương VII: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán đơn vị là 500 triệu đồng, phản ánh trên số dư Nợ TK 211; giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình là 150 triệu đồng, phản ánh trên số dư Có TK 2141; việc trình bày hai thông tin trên đều ở phần Tài sản dài hạn như sau:

Tài sản dài hạn

Nguyên giá TSCĐ hữu hình 500 triệu đồng Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình 150 triệu đồng

Từđó, ta xác định được giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình là 350 triệu đồng.

+ Một số tài khoản loại 4, như TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”,…nếu có số dư Có thì ghi bình thường, nếu có số dư Nợ thì ghi âm ở phần Nguồn vốn.

+ Các tài khoản thanh toán TK 13X, TK 33X như TK 131, TK 138, TK 334, TK 331…phải tổng hợp từ tài khoản chi tiết (sổ chi tiết) theo từng đối tượng để trình bày riêng biệt phần Nợ phải thu và Nợ phải trả; không được lấy số bù trừ trên tài khoản tổng hợp. Ví dụ: Một doanh nghiệp có tình hình phải thu khách hàng như sau:

Chi tiết 131A: Phải thu khách hàng A là 2.000.000 đồng (số dư Nợ) Chi tiết 131B: Phải thu khách hàng B là 1.800.000 đồng (số dư Nợ) Chi tiết 131C: Khách hàng C ứng trước 2.600.000 đồng (số dư Có)

Trường hợp này, khi lập Bảng cân đối kế toán, kế toán không lấy số dư TK 131 là 1.200.000 đồng để ghi vào mục Nợ phải thu thuộc phần Tài sản mà phải trình bày như sau:

Lấy tổng giá trị của hai tài khoản chi tiết có số dư Nợ (TK 131A, TK 131B) là 3.800.000 đồng để ghi vào mục Nợ phải thu thuộc phần Tài sản.

Số dư Có của tài khoản chi tiết tiền ứng trước của khách hàng C là 2.600.000 đồng ghi vào mục Nợ phải trả thuộc phần Nguồn vốn.

- Việc phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn hay dài hạn cũng được quan tâm khi lập Bảng cân đối kế toán. Chẳng hạn, trong ví dụ trên, số liệu chi tiết về nợ phải thu cho thấy số dư Nợ phải thu khách hàng A dự tính sẽ thu được vào tháng 2 năm N+2, tức là hơn một năm kể từ ngày lập Bảng cân đối kế toán (31/12/N). Số dư trên tài khoản chi tiết khách hàng B dự tính được thanh toán trong năm N+1. Khi đó, khoản nợ phải thu khách hàng A được trình bày ở mục “ Nợ phải thu dài hạn” trong phần “Tài sản dài hạn”, khoản nợ phải thu khách hàng B được trình bày ở mục “Các khoản phải thu ngắn hạn” trong phần “Tài sản ngắn hạn”.

Như vậy, những trường hợp ngoại lệ trên nhằm bảo đảm thông tin từ Bảng cân đối kế toán phản ánh một cách trung thực tài sản, nguồn vốn của đơn vị; đồng thời, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc khi trình bày báo cáo tài chính như tính trọng yếu, tính hợp nhất hay tính bù trừ.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 101 - 102)