BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 59 - 60)

PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Số dưđầu kì Số phát sinh Số dư cuối kì Tên tài khoản

(hoặc số hiệu TK) Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1. TK tiền mặt 2. TK tiền gửi ngân hàng 3. TK tiền đang chuyển ... Tổng cộng       Cách lập bảng:

Căn cứ vào số dư đầu kì, số phát sinh trong kì và số dư cuối kì của tất cả các tài khoản tổng hợp, ta ghi lên bảng. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một dòng. Cụ thể:

Hai cột số dưđầu kì lập bằng cách lấy số liệu ở số dưđầu kì của các tài khoản để ghi vào, nếu số dư trên tài khoản bên Nợ thì ghi vào cột bên Nợ, nếu số dư trên tài khoản bên Có thì ghi vào cột bên Có.

Hai cột số phát sinh trong kì lập bằng cách lấy số liệu ở dòng tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có trên tài khoản để ghi vào cột Nợ và cột Có trên bảng.

Hai cột số dư cuối kì lập bằng cách lấy số dư cuối kì của các tài khoản để ghi vào, nếu số dư trên tài khoản bên Nợ thì ghi vào cột bên Nợ trên bảng, nếu số dư trên tài khoản bên Có thì ghi vào cột bên Có trên bảng.

Cách kiểm tra:

Đối chiếu giữa tổng số dưđầu kì bên Nợ và tổng số dưđầu kì bên Có, tổng só phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có, tổng số dư cuối kì bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản. Đối chiếu từng cặp, nếu có chênh lệch thì quá trình ghi chép trên tài khoản có sai sót hoặc quá trình đưa từ số liệu từ tài khoản tổng hợp lên bảng cân đối có sai sót, kế toán cần kiểm tra và sửa chữa.

Cơ sở kiểm tra:

Dựa vào tính cân đối: tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn nên số dưđầu kì bên Nợ của tất cả các tài khoản kế toán sẽ bằng số dưđầu kì của tất cả các tài khoản bên Có.

Đối với số phát sinh trong kì, dựa trên nguyên tắc ghi sổ kép là trong một định khoản số tiền ghi bên Nợ bằng số tiền ghi bên Có, suy ra tổng số tiền phát sinh ghi bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền phát sinh ghi bên Có của các tài khoản. Từđó suy ra số dư cuối kì bên Nợ của các tài khoản bằng số dư cuối kì bên Có của các tài khoản.

Đối với số dư cuối kì: dựa vào công thức tính số dư cuối kì kết hợp với những lập luận trên, hoặc dựa vào tính cân đối của tài sản và nguồn vốn có thể suy ra số dư cuối kì bên Nợ của các tài khoản bằng số dư cuối kì bên Có của các tài khoản.

Chương IV: Phương pháp tài khoản và ghi kép

Ưu điểm: đơn giản, dễđối chiếu, kiểm tra.

Hạn chế: phải kiểm tra tất cả, không giới hạn được phạm vi kiểm tra. Mặt khác, một số trường hợp sai sót không thể phát hiện được qua đối chiếu này như: bỏ sót hoặc ghi trùng bút toán, ghi sai quan hệđối ứng kế toán. Vì những số liệu này tuy bị sai nhưng tổng số ghi bên Nợ và tổng số ghi bên Có vẫn bằng nhau, tính cân đối vẫn đảm bảo.

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Đơn vị tính: đồng Số dưđầu kì Số phát sinh Số dư cuối kì

Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có

1. Tiền mặt 9,000,000 1,000,000 5,500,000 4,500,000 - 2. Tiền gửi ngân hàng 10,000,000 3,000,000 7,000,000 - 3. Phải thu khách hàng 4,000,000 1,000,000 3,000,000 - 4. Nguyên vật liệu 5,000,000 4,000,000 9,000,000 - 5. TSCĐ hữu hình 14,000,000 15,000,000 29,000,000 - 6. Vay ngắn hạn 7,500,000 3,000,000 - 4,500,000 7. Phải trả người bán 6,000,000 3,500,000 4,000,000 - 6,500,000 8. Phải trả người lao động 2,000,000 2,000,000 - - 9. Nguồn vốn kinh doanh 26,500,000 15,000,000 - 41,500,000

Tổng cộng 42,000,000 42,000,000 28,500,000 28,500,000 52,500,000 52,500,000

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 59 - 60)