Loại tài khoản điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 68 - 70)

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

5.2.2.2Loại tài khoản điều chỉnh.

Đối tượng kế toán phản ánh trên các tài khoản cơ bản chỉ đáp ứng yêu cầu chung nhất về thông tin cho quản lý. Do đặc điểm của đối tượng kế toán và yêu cầu thông tin cho quản lý mà trong một số trường hợp đặc biệt, các đối tượng kế toán trên cần được bổ sung những thông tin cần thiết ngoài những thông tin đã phản ánh trên các tài khoản cơ bản. Chẳng hạn, TSCĐ có đặc điểm là tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nên TSCĐ thường được theo dõi theo giá gốc (nguyên giá). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, giá trị của TSCĐ bị

Chương V: Hệ thống tài khoản kế toán hao mòn dần nên cần phải cung cấp thêm thông tin về hiện trạng của TSCĐ, đó là giá trị còn lại của nó. Thông tin bổ sung này thường được điều chỉnh từ thông tin gốc đã được phản ánh trên tài khoản cơ bản. Nhu cầu này hình thành nên những tài khoản điều chỉnh. Công dụng của loại tài khoản này là giúp cho việc tính lại số liệu ghi chép ở tài khoản mà nó điều chỉnh để xác định chỉ tiêu xác thực về đối tượng kế toán ở thời điểm tính toán theo yêu cầu quản lý. Loại tài khoản này được chia thành các nhóm sau:

- Nhóm tài khoản điều chỉnh tăng: Gồm các tài khoản mà số liệu phản ánh trên nó được dùng để bổ sung tăng cho số liệu phản ánh trên tài khoản cần điều chỉnh, nhằm cung cấp số liệu thực về tài sản, nguồn vốn. Về kết cấu, các tài khoản điều chỉnh tăng có cùng kết cấu với các tài khoản mà nó điều chỉnh.

- Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm: Thuộc nhóm này gồm các tài khoản có công dụng điều chỉnh giảm số liệu phản ánh trên tài khoản cần điều chỉnh, nhằm cung cấp số liệu thực về tài sản, nguồn vốn. Về kết cấu, các tài khoản điều chỉnh giảm có kết cấu ngược với kết cấu của tài khoản mà nó điều chỉnh. Thuộc nhóm này gồm có:

+ TK Hao mòn TSCĐ ( TK Hao mòn TSCĐ hữu hình, TK Hao mòn TSCĐ vô hình…): là tài khoản điều chỉnh giảm cho TK TSCĐ hữu hình, TK TSCĐ vô hình…Ví dụ, kết cấu của TK TSCĐ hữu hình là:

Nợ TK TSCĐ hữu hình Có SDĐK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình ở đầu

kỳ

SPS tăng: Nguyên giá TSCĐ hữu hình

tăng trong kỳ SPS giảm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm trong kỳ SDCK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình ở

cuối kỳ

Thì TK Hao mòn TSCĐ hữu hình sẽ có kết cấu ngược với TK TSCĐ hữu hình như sau:

Nợ TK Hao mòn TSCĐ hữu hình Có SDĐK: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình ở

đầu kỳ SPS giảm: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu

hình giảm trong kỳ

SPS tăng: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ

SDCK: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình

cuối kỳ

Thông qua số liệu ghi chép trên hai tài khoản này ta có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình:

Chương V: Hệ thống tài khoản kế toán Giá trị còn lại của

TSCĐ hữu hình =

Nguyên giá TSCĐ hữu hình -

Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình

+ Các khoản dự phòng như TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, TK Dự phòng phải thu khó đòi…là các tài khoản điều chỉnh giảm cho các tài khoản phảnh ánh các đối tượng cần được lập dự phòng. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, giá cả hàng hóa ít biến động vì được điều tiết theo kế hoạch của Nhà nước nên khái niệm dự phòng giả giá của tài sản không được vận dụng trong công tác kế toán. Ngược lại, giá cả hàng hóa trong nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Những rủi ro về giảm giá của tài sản cùng với yêu cầu của nguyên tắc thận trọng đã đòi hỏi phải lập dự phòng giảm giá tài sản. Các TK Dự phòng giảm giá tài sản sẽ giúp xác định chính xác thông tin trung thực hơn về giá trị tài sản tại một thời điểm nào đó ngoài thông tin về giá gốc trên các tài khoản phản ánh tài sản. Có thể minh họa trường hợp của các tài khoản hàng tồn kho như sau:

Nợ Các TK phản ánh hàng tồn kho Có SDĐK: Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ

SPS: Giá trị hàng tồn kho tăng trong kỳ SPS: Giá trị hàng tồn kho giảm trong kỳ SDCK: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là tài khoản điều chỉnh giảm cho các TK phản ánh hàng tồn kho, sẽ có kết cấu ngược lại như sau:

Nợ TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có SDĐK: Giá trị dự phòng giảm giá hàng

tồn kho lúc đầu kỳ SPS: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn

kho hoàn nhập

SPS: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập

SDCK: Giá trị dự phòng giảm giá hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tồn kho cuối kỳ

Từ số liệu ghi chép trên tài khoản này, ta sẽ tiến hành điều chỉnh, tính được giá trị thị trường hiện tại của hàng tồn kho khi giá trị thị trường hiện tại thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho như sau:

Giá trị thị trường của

hàng tồn kho cuối kỳ = hàng tồn kho cuối kỳGiá trị ghi sổ của - giá hàng tồn kho cuối kỳGiá trị dự phòng giảm - Ngoài hai nhóm tài khoản điều chỉnh trên, còn có nhóm tài khoản điều chỉnh tăng, giảm để xác định số liệu thực về tài sản, nguồn vốn như: TK Chênh lêch tỷ giá hối đoái, TK Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Kết cấu của các tài khoản thuộc nhóm này là kết hợp kết cấu của hai nhóm tài khoản điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 68 - 70)