ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
6.5.2.1 Đo lường doanh thu.
* Ghi nhận doanh thu (thu nhập) của doanh nghiệp
Doanh thu cũng là một biểu hiện của đối tượng kế toán, là kết quả của quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng trong giai đoạn tiêu thụ của một doanh
Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán nghiệp. Ngoài doanh thu, doanh nghiệp cũng có thể có những khoản thu nhập khác như
thu nhập từđầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh và những khoản khác.
Việc đo lường doanh thu (thu nhập) có liên quan đến nhìn nhận vềđịnh nghĩa của doanh thu trong kế toán (định nghĩa này đã được đề cập ở chương 2).
Dựa vào phương trình kế toán:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả(xét sự biến đổi của từng yếu tố riêng biệt, trong khi yếu tố kia cốđịnh)
Và định nghĩa về doanh thu, có thể rút ra một vài kết luận sau:
Thứ nhất, doanh thu (thu nhập) làm tăng các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Đó là tiền hay tương đương tiền mà doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu
được. Các khoản thu hộ cho bên thứ ba không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Ví dụ, trong quá trình bán hàng, thường phát sinh các khoản thuế như thuế GTGT, thuế tiêu thụđặc biệt hay thuế xuất khẩu. Các loại thuế này là các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp thu hộ cho nhà nước nên không làm tăng lợi ích kinh tế, và không được xem là doanh thu của doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh thu (thu nhập) phát sinh làm tăng một tài sản (lợi ích kinh tế) nhưng không làm giảm một tài sản khác hay không làm tăng một khoản nợ phải trả. Những nghiệp vụ kinh tế này thỏa mãn đặc điểm này thực chất làm tăng vốn chủ sở hữu và được ghi nhận là doanh thu (thu nhập) của đơn vị.
Thứ ba, doanh thu (thu nhập) phát sinh liên quan đến một khoản nợ phải trả giảm
đi, nhưng không làm giảm một tài sản tương ứng hoặc không làm tăng một khoản nợ phải trả. Những nghiệp vụ kinh tế thỏa mãn đặc điểm này thực chất làm vốn chủ sở hữu tăng lên và được ghi nhận là doanh thu (thu nhập).
Thứ tư, các khoản vốn góp của người chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không làm tăng doanh thu.
* Đo lường doanh thu
Việc xác định doanh thu có liên quan đến đồng thời việc tăng một tài sản hay giảm một khoản nợ phải trả. Vì thế, loại giá được vận dụng để đo lường tài sản và nợ phải trả
cũng là cơ sở để đo lường doanh thu, mà thông thường đó là giá gốc. Thực tế, doanh thu trong một kỳ kế toán chính là giá trị thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người mua được thể hiện dưới hình thức giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và được xác định như sau:
Doanh thu = Số lượđã tiêu thng sản phụ ẩm x Đơbán n giá
Ngoài ra, trong quá trình bán hàng, còn phát sinh các khoản làm giảm doanh thu, khi đó doanh thu (doanh thu thuần) được tính theo công thức:
Doanh thu = Số lượđã tiêu thng sản phụ ẩm x Đơbán n giá - Các kho(nếảu có) n giảm trừ
Các khoản giảm trừ trong công thức trên bao gồm các khoản chiết khấu thương mại GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 83
Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán (giảm giá khi mua với số lượng lớn), giảm giá hàng bán (do hàng không đúng quy cách) và giá trị hàng bán bị trả lại. Các khoản này không làm tăng lợi ích kinh tế cuối cùng của
đơn vị nên được loại trừ khi đo lường doanh thu. Các loại thuế phát sinh khi tiêu thụ như
thuế GTGT của hàng hóa bán ra, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu không phải là lợi ích kinh tế đối với đơn vị nên không được tính vào doanh thu.
Ví dụ: Doanh nghiệp xuất bán 200 đơn vị hàng hóa A, đơn giá bán chưa có thuế
GTGT là 50.000đ/sản phẩm, thuế suất 10%. Doanh nghiệp đồng ý giảm giá 2% cho khách hàng theo giá bán chưa có thuế. Doanh thu bán hàng từ trường hợp trên được xác định như sau:
Doanh thu chưa có thuế = 200 x 50.000 = 10.000.000đ
(-) Giảm giá hàng bán = 10.000.000 x 2% = 200.000đ
Doanh thu thuần = 9.800.000đ
Khoản thuế GTGT 5.000đ/sản phẩm không được tính vào doanh thu, dù doanh nghiệp vẫn nhận số tiền này từ khách hàng vì nó sẽđược thanh toán lại cho ngân sách nhà nước. Ngoài cơ sở giá gốc, doanh thu còn có thể đo lường theo giá trị hiện tại. Trường hợp này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu tiền ngay và cho phép khách hàng thanh toán trong tương lai với thời hạn định trước – đây chính là hình thức bán hàng trả góp. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong môn học kế toán tài chính.