Kết cấu chung của một tài khoản

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 45 - 48)

PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP

4.2.3.Kết cấu chung của một tài khoản

Chương IV: Phương pháp tài khoản và ghi kép Dựa trên cơ sở và nguyên tắc thiết kế, một tài khoản có kết cấu chung như sau:

Tên tài khoản Số hiệu tài khoản

Nhìn vào kết cấu chung của một tài khoản, ta thấy đường gạch giữa những phần của một tài khoản trông giống như chữ “T” nên nó được gọi là tài khoản chữ T. Đây là hình thức rút gọn của tài khoản kế toán. Hình thức này thường được sử dụng trong nghiên cứu và học tập.

 Tên tài khoản: cho biết khái quát đối tượng mà tài khoản đó cần phản ánh.

Ví dụ: Tài khoản tiền mặt dùng để phản ánh tiền mặt, tài khoản hàng hóa dùng để phản ánh hàng hóa…

 Số hiệu tài khoản: mỗi tài khoản được đặt một số hiệu tài khoản riêng để tiện lợi cho việc sử dụng tài khoản trong ghi chép và xử lý thông tin.

 Mỗi tài khoản được chia làm hai phần: phần bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ. Phần bên phải là phần bên dùng. Mục đích là để theo dõi, phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán tại đơn vị.

Nợ - Có chỉ là công cụ kế toán để mô tả sự thay đổi của một tài khoản cụ thể khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn, đối với tiền mặt thay vì nói tiền mặt tăng hoặc giảm thì ta có thể nói “Nợ” hoặc “Có” tài khoản tiền mặt. Sự phân chia này chỉ mang tính quy ước để ghi chép chứ không mang ý nghĩa kinh tế. Thuật ngữ Nợ và Có được sử dụng lặp lại trong tiến trình ghi chép.

 Số dư đầu kì: là số hiện có của đối tượng kế toán được phản ánh vào tài khoản lúc đầu kì kế toán. Số dư cuối kì là số hiện có của đối tượng kế toán được phản ánh vào tài khoản kế toán lúc cuối kì.

 Số phát sinh: là số biến động của đối tượng kế toán được phản ánh trên tài khoản kế toán trong kì. Nếu số phát sinh làm biến động tăng đối tượng kế toán được phản ánh lúc đầu kì gọi là số phát sinh tăng. Nếu số phát sinh làm giảm sự biến động của đối tượng kế toán được phản ánh lúc đầu kì gọi là số phát sinh giảm.

Số phát sinh tăng làm biến động tăng đối tượng kế toán lúc đầu kì nên được phản ánh cùng bên với số dư đầu kì. Số phát sinh làm biến động giảm đối tượng kế toán nên được phản ánh ngược bên với số dưđầu kì.

Từđó, ta có số dư cuối kì được tính theo công thức:

Số dư cuối kì = Số dưđầu kì + Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm

Chương IV: Phương pháp tài khoản và ghi kép Trên cơ sở nguyên tắc thiết kế tài khoản và kết cấu chung của tài khoản, có thểđưa ra kết cấu hai loại tài khoản cơ bản là tài khoản phản ánh tài sản và tài khoản phản ánh nguồn vốn như sau:

a. Đối với tài khoản phản ánh tài sản:

Ví dụ:

Tài khoản tài sản

Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị tài sản giảm xuống trong kì

Số dư đầu kì: Giá trị tài sản hiện có lúc đầu kì

Số phát sinh tăng: Phản ánh giá trị tài sản tăng lên trong kì

Tổng số phát sinh tăng Tổng số phát sinh giảm

Số dư cuối kì: Giá trị tài sản hiện có vào cuối kì

Đầu tháng 2/N, tiền mặt tồn quỹ tại doanh nghiệp ABC là: 1.000.000đ. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 5.000.000đ 2. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả lương cho công nhân viên là 4.000.000đ. 3. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 6.000.000đ.

Số liệu trên được phản ánh vào tài khoản tiền mặt như sau:

Nợ TK Tiền mặt Có SDĐK: 1.000.000 (1) 5.000.000 4.000.000 (2) (3) 6.000.000 Tổng SPS tăng: 11.000.000 Tổng SPS giảm: 4.000.000 SDCK: 8.000.000

b. Đối với tài khoản phản ánh nguồn vốn:

Do tính hai mặt của đối tượng kế toán nên kết cấu tài khoản phản ánh nguồn vốn ngược lại với kết cấu tài khoản phản ánh tài sản.

Tài khoản nguồn vốn

Số phát sinh giảm: phản ánh nguồn vốn giảm xuống trong kì

Số dư đầu kì: Nguồn vốn hiện có lúc đầu kì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số phát sinh tăng: phản ánh nguồn vốn tăng lên trong kì

Tổng số phát sinh giảm Tổng số phát sinh tăng

Số dư cuối kì: Nguồn vốn hiện có vào cuối kì

Chương IV: Phương pháp tài khoản và ghi kép Ví dụ:

Đầu tháng 2/N, số dư đầu kì của tài khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp ABC là: 5.000.000. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Doanh nghiệp vay ngắn hạn 20.000.000đđể trả nợ người bán. 2. Vay ngắn hạn để mua hàng hóa: 9.000.000đ

3. Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn: 15.000.000đ Số liệu trên được phản ánh vào tài khoản như sau:

Nợ TK vay ngắn hạn Có SDĐK: 5.000.000 (3) 15.000.000 20.000.000 (1) 9.000.000 (3) Tổng SPS tăng: 15.000.000 Tổng SPS giảm: 29.000.000 SDCK:19.000.000 4.3. CÁC QUAN HỆĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP VÀO TÀI KHOẢN

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 45 - 48)