KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT 1 Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 54)

PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP

4.4.KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT 1 Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

4.4.1. Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

Qua chương 2, ta biết đối tượng kế toán có tính đa dạng, chẳng hạn như: tiền mặt tại quỹ có thể là tiền Việt Nam, cũng có thể là ngoại tệ, hoặc vàng bạc đá quý; hoặc các khoản phải trả người bán thì có thể là khoản nợ phải trả công ty A, Công ty X…Do đó để phản ánh được tính đa dạng của đối tượng kế toán, người ta phải thiết kế tài khoản nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp sẽ cung cấp thông tin ở một mức độ tổng hợp, chi tiết khác nhau.

Tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp 1): là tài khoản phản ánh đối tượng kế toán theo từng loại, ở mức độ khái quát nhất định để cung cấp thông tin có tính chất tổng hợp về đối tượng kế toán.

Ví dụ: TK tiền gửi ngân hàng cung cấp thông tin tổng hợp về tiền gửi ngân hàng. TK hàng hóa cung cấp thông tin tổng hợp về hàng hóa.

Tài khoản chi tiết (tài khoản cấp 2, 3…): là tài khoản dùng để phản ánh một cách chi tiết vềđối tượng kế toán đã phản ánh trong tài khoản tổng hợp tương ứng.

Ví dụ: Nguyên vật liệu được sử dụng tại một doanh nghiệp có thể bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…thậm chí còn phải biết tên gọi, qui cách, giá cả…. Do đó, tài khoản nguyên vật liệu có các tài khoản chi tiết cấp 2: TK nguyên vật liệu chính, TK vật liệu phụ, TK nhiên liệu…; tài khoản nguyên vật liệu có thể có tài khoản chi tiết cấp 3 theo tên từng loại, từng qui cách: Tk nguyên vật liệu chính A, TK nguyên vật liệu chính B, TK nguyên vật liệu chính C…

Trong thực tế các tài khoản chi tiết được thể hiện bằng các sổ chi tiết, mỗi trang sổ chi tiết phản ánh một đối tượng kế toán chi tiết cụ thể. Tùy theo đặc điểm của đối tượng chi tiết phản ánh, sổ chi tiết có kết cấu khác nhau.

Ví dụ:

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 54)