Tính cân đối của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 107 - 110)

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

7.4.4.2Tính cân đối của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền của doanh nghiệp bao gồm 3 loại: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Quá trình lưu chuyển tiền ở một doanh nghiệp luôn có sự cân đối, thể hiện qua phương trình sau:

Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ Vì tiền thu và tiền chi trong kỳ luôn gắn liền với một trong ba loại hoạt động trên nên quá trình lưu chuyển này có thể minh họa qua những cân đối sau:

= Tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền vào hoạt động kinh doanh Dòng tiền ra hoạt động kinh doanh _ Dòng tiền vào hoạt động đầu tư Dòng tiền ra hoạt động đầu tư _ Dòng tiền vào hoạt động tài chính Dòng tiền ra hoạt động tài chính _

Các cân đối cho thấy tiền tồn đầu kỳ lưu chuyển qua ba hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình đó phát sinh dòng tiền vào và dòng tiền ra. Dòng tiền vào một hoạt động là cơ sở để thực hiện dòng tiền ra cho chính hoạt động đó và cho các hoạt động còn lại. Chẳng hạn, tiền thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh là cơ sởđể đáp ứng nhu cầu chi mua hàng hóa-dịch vụ, trả lương cho người lao động. Dòng tiền dôi từ hoạt

=

Tiền tồn cuối kỳ

Chương VII: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán động kinh doanh có thể được sử dụng để trả nợ vay ngân hàng (hoạt động tài chính) hoặc đầu tư chứng khoán (hoạt động đầu tư). Dòng tiền vào tư hoạt động tài chính (đi vay) có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu mở rộng nhà xưởng (hoạt động đầu tư) hay để mua hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh hay trả các khoản nợ vay khác. Có thể thấy, quá trình vận động của dòng tiền diễn ra liên tục, được hình thành, sử dụng và bổ sung cho nhau giữa ba loại hoạt động dẫn đến tiền tồn cuối kỳ thường có chênh lệch so với tiền tồn đầu kỳ. Đó chính là kết quả của quá trình lưu chuyển tiền tệ tại doanh nghiệp.

Chương VII: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Giáo trình Nguyên lý kế toán

Ts. Trần Đình Khôi Nguyên (chủ biên), Ts. Hoàng Tùng, Ths.Đoàn Ngọc Phi Anh, Ths. Phạm Hoài Hương.

Nhà xuất bản giáo dục.

 Giáo trình Nguyên lý kế toán PGS - Ts. Võ Văn Nhị.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 107 - 110)