Tính thống nhất

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 80 - 81)

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

6.2.3Tính thống nhất

Việc đo lường một đối tượng kế toán không chỉ được thực hiện bằng một phương pháp mà có thể sử dụng nhiều phương pháp. Ví dụ, việc trích khấu hao TSCĐ có thểđược thực hiện với mức trích bằng nhau qua các thời kỳ (phương pháp khấu hao đường thẳng) hoặc mức trích giảm dần (phương pháp khấu hao nhanh). Lựa chọn phương pháp khấu hao nào phụ thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý trong việc thu hối vốn, đổi mới công nghệ. Chuẩn mực kế toán đặt ra một số phương pháp để đo lường một đối tượng kế toán nhằm bảo đảm kế toán được ứng dụng phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tượng, khả

năng và yêu cầu quản lý của từng đơn vị. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán cũng đặt ra yêu cầu về tính thống nhất, đó chính là sự nhất quán về phương pháp đo lường được sử dụng

ở các kỳ kế toán. Yêu cầu về tính thống nhất ở đây không chỉ trong một đơn vị mà còn thống nhất về nguyên tắc trong các tổ chức ở mỗi quốc gia. Yêu cầu về tính thống nhất trong đo lường đối tượng kế toán nhằm bảo đảm kế toán cung cấp thông tin có tính so sánh cho người sử dụng. Xuất phát từ yêu cầu này mà việc đo lường thường tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán nhất định, thể hiện qua các chuẩn mực kế toán ở các nước.

Các nhân tốảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán:

Trong công tác kế toán, khi tính giá các đối tượng kế toán chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

Nguyên tắc giá gốc:

Nguyên tắc này yêu cầu khi tính giá các tài sản phải căn cứ vào số tiền hoặc tương

đương tiền mà đơn vịđã trả, phải trả

Vận dụng nguyên tắc này đòi hỏi khi mua sắm hoặc tạo lập tài sản dưới nhiều hình thức khác nhau thì phải ghi sổ theo toàn bộ chi phí thực tế phát sinh tại thời điểm xảy ra việc mua sắm hoặc tạo lập đó. Giá trị ghi sổ đó sẽ không thay đổi khi giá trên thị trường thay đổi trừ trường hợp đánh giá lại tài sản theo quy định Nhà Nước hoặc yêu cầu chung của công tác quản lý và quản trị tại doanh nghiệp.

Nguyên tắc khách quan:

Theo chương 1, ta biết thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan đúng với thực trạng, bản chất nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh; đúng với thực tế, không bị xuyên tạc và bóp méo.

Nguyên tắc này đòi hỏi các số liệu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng kiểm tra

được. Vì vậy, trong trường hợp tài sản có được do biếu tặng hoặc do trao đổi trực tiếp lấy một tài sản khác thì giá trị ghi sổ của tài sản phải dựa trên cơ sở giá trị thực tế trên thị

trường tại thời điểm phát sinh.

Có thể xem nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc giá phí là do tài sản phải được ghi chép theo chi phí chứ không phải theo một lượng giá trị như giá trị thị trường dự kiến.

Nguyên tắc nhất quán:

Theo phương pháp này, các chính sách và phương pháp tính giá các đối tượng kế

Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán Trong thực tế, đơn vị vẫn có thể thay đổi chính sách và phương pháp tính giá nhưng phải nêu rõ trong phần thuyết minh để người đọc có thể nhìn nhận và đánh giá chính xác về tình hình tài sản cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Nguyên tắc thận trọng:

Nguyên tắc này xuất hiện khi doanh nghiệp cân nhắc và phán đoán trong điều kiện không chắc chắn.

Theo chương 1 ta thấy với nguyên tắc thận trọng, khi tính giá nếu phương pháp nào tạo ra thu nhập nhỏ hơn hay giá trị tài sản nhỏ hơn sẽ là phương pháp được lựa chọn. Vì như vậy, việc đảm bảo một khoản thu nhập hoặc tài sản sẽ chắc chắn.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 80 - 81)