b. Tài sản dài hạn:
2.2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu:
Chương II: Đối tượng kế toán Theo chuẩn mực chung, nguồn vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của đơn vị, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp và nợ phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu có thể do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vào và được hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ, không cam kết phải thanh toán.
Trách nhiệm của đơn vị đối với nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là khác nhau. Nợ phải trả là cam kết thanh toán của đơn vị với các tổ chức khác, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn mà đơn vị không phải cam kết thanh toán với bất kì cá nhân, tổ chức nào. Trong trường hợp đơn vị bị phá sản thì tài sản của đơn vị trước tiên được sử dụng để trả nợ cho chủ nợ, phần còn lại mới được dùng để hoàn vốn cho các chủ sở hữu. Chính vì vậy chuẩn mực chung chỉ đưa ra định nghĩa về nguồn vốn chủ sở hữu mà không đưa ra tiêu chuẩn ghi nhận nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu chỉ xác định sau khi đã xác định tài sản và nợ phải trả của đơn vị.
Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm: là nguồn vốn thường xuyên, không cam kết thanh toán. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc duy trì cũng như mở rộng hoạt động sản xuất.
Phân loại:
Có nhiều cách phân loại nguồn vốn chủ sở hữu: căn cứ vào mục đích sử dụng hoặc căn cứ vào nguồn gốc hình thành.
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
Vốn đóng góp của các chủ sở hữu: là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành lập đơn vị kế toán hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động. Ví dụ: vốn góp của các cổđông đối với công ty cổ phần, vốn góp của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư của Nhà nước đối với công ty Nhà nước. Cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn góp, vốn pháp định và vốn điều lệ. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu cần có do pháp luật quy định đối với một số lĩnh vực hoạt động nhất định. Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên sáng lập cam kết trước pháp luật sẽ huy động vào hoạt động kinh doanh và được ghi nhận trong điều lệ của đơn vị.
Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: là kết quả hoạt động sản xuất của đơn vị kế toán, nguồn vốn này được sử dụng cho hoạt động của đơn vị hoặc phân phối bổ sung vốn chủ sở hữu của đơn vị bằng cách trích lập các quỹ và bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu khác gồm: Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho bộ phận tài sản dùng vào mục đích kinh doanh.
Nguồn vốn chuyên dùng: là nguồn vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích nhất định ngoài mục đích kinh doanh như: quỹ đầu tư và phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, …. Như vậy, nguồn vốn chuyên dùng chỉ ra phạm vị tài sản được sử dụng cho mục đích nhất định.
Chương II: Đối tượng kế toán Nguồn vốn chủ sở hữu khác: là nguồn vốn chủ sở hữu không thuộc hai loại trên bao gồm: lợi nhuận giữ lại, chênh lệch đánh giá lại tài sản…