Tính tin cậy của đo lường.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 78 - 79)

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

6.2.1Tính tin cậy của đo lường.

Khả năng đo lường một cách đáng tin cậy là điều kiện cần để kế toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí trong quá trình xử lý thông tin kế toán. Có thể xem xét một vài trường hợp về tính tin cậy của đo lường kế toán như sau:

Trường hợp 1: Một doanh nghiệp mua nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm để

bán. Doanh nghiệp đã nhận hóa đơn bán hàng từ nhà cung cấp, trên đó thể hiện đầy đủ

Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán chứng xác đáng về nghiệp vụ mua hàng đã xảy ra và doanh nghiệp có quyền sở hữu số

nguyên vật liệu này. Thông tin về giá cả là cơ sở khách quan để kế toán bên mua xác định giá trị hàng mua vào là bao nhiêu.

Trường hợp 2: Nguồn nhân lực được các nhà quản trị xem là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán thường không ghi nhận nguồn nhân lực là tài sản vì khả năng xác định giá trị của người lao động là rất khó. Một ví dụ khác như là uy tín, thương hiệu cũng không được ghi nhận là tài sản trên phương diện kế toán vì những tài sản vô hình này được hình thành trong quá trình kinh doanh nhưng không thể xác định

được giá trị một cách tin cậy. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đó sát nhập hay được mua lại và giá trị của các tài sản này được xác định một cách đáng tin cậy thì thương hiệu hay uy tín lại là tài sản.

Như vậy, tính tin cậy của đo lường kế toán được hiểu là kế toán có những bằng chứng xác đáng, khách quan, trung thực và có thể kiểm tra được về những sự kiện đã xảy ra. Trong thực tế, tính tin cậy trong đo lường thể hiện ở việc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Đối với những tài sản là hiện vật, phải có hệ thống đo lường chuẩn xác liên quan đến hình thành tài sản.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 78 - 79)