BẢNG ĐỐI CHIẾU KIỂU BÀN CỜ

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 60 - 61)

PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP

BẢNG ĐỐI CHIẾU KIỂU BÀN CỜ

Bảng đối chiếu kiểu bàn cờ là bảng kê số dư, số phát sinh trong kì của tất cả các tài khoản nhưng có thêm mối quan hệ đối ứng kế toán theo tổng số phát sinh của từng tài khoản.

BẢNG ĐỐI CHIẾU KIỂU BÀN CỜ

Tk ghi Có TK ghi Nợ SDĐK bên Nợ Tiền mặt TG NH ……. Nguồn vốn KD Cộng SPS Nợ SDCK bên Nợ SDĐK bên Có X2,2 Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng …….. Nguồn vốn KD Cộng SPS Có Xn-1,n-1 SDCK bên Có  Xn,n Cách lập bảng:

Chương IV: Phương pháp tài khoản và ghi kép Số dư đầu kì: Lấy số dư đầu kì bên Nợ của các tài khoản kế toán ghi vào cột số dư đầu kì bên Nợ trên bảng, lấy số dưđầu kì bên Có của các tài khoản kế toán ghi vào dòng số dưđầu kì bên Có trên bảng theo từng tài khoản tương ứng.

Số phát sinh: Lấy số phát sinh bên Nợ của từng tài khoản có quan hệđối ứng với bên Có của các tài khoản khác ghi vào ô giao điểm giữa tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.

Số cộng phát sinh bên Nợ của từng tài khoản ghi vào cột “Cộng số phát sinh bên Nợ”, số cộng phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi vào dòng “cộng số phát sinh bên Có”.

Số dư cuối kì: Lấy số dư cuối kì của tất cả các tài khoản ghi vào bảng, nếu số dư bên Nợ thì ghi vào cột “số dư cuối kì bên Nợ”, nếu số dư bên Có thì ghi vào dòng số dư cuối kì bên Có.

Cách kiểm tra:

Cộng số dưđầu kì bên Nợ, cộng số dưđầu kì bên Có ghi vào ô X2,2

Cộng tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có ghi vào ô Xn-1,n-1 Cộng số dư cuối kì bên Nợ, số dư cuối kì bên Có ghi vào ô Xn,n

Nếu số cộng này có sự chênh lệch theo từng cặp, chứng tỏ có sai sót trong việc ghi chép trên tài khoản kế toán, cần kiểm tra và sửa sai.

Ưu điểm: kiểm tra việc phản ứng các quan hệđối ứng giữa các tài khoản kế toán: số tiền ghi bên Nợ của tài khoản này đối ứng Có với những tài khoản nào, số tiền đối ứng Có của từng tài khoản là bao nhiêu. Dựa trên thông tin đó có thể cung cấp thêm thông tin phục vụ cho quản lý.

Nhược điểm: khó áp dụng đối với các đơn vị có quy mô lớn, sử dụng nhiều tài khoản vì lập bảng này rất phức tạp. Do đó, bảng này chỉ sử dụng đối với những đơn vị vó quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản. Mặt khác, bảng này cũng có những sai sót như ở bảng cân đối tài khoản.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 60 - 61)