Cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 95 - 96)

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

7.1.Cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Với các phương pháp chứng từ, tài khoản và ghi kép, đo lường đối tượng kế toán; kế toán đã thực hiện các công việc thu thập, xử lý những thông tin liên quan đến tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản. Trong quá trình đó, kế toán có thể cung cấp những thông tin để người quản lý nắm bắt và chỉ đạo kịp thời các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, trong một doanh nghiệp thương mại, mỗi phiếu xuất kho và nhập kho hàng hóa có thể cho biết tình hình thực tế về nhập – xuất kho hàng hóa. Đồng thời, cùng với phương pháp đo lường thích hợp, kế toán có thể cho biết thông tin về lượng hàng hóa nhập hay xuất kho có giá trị là bao nhiêu. Bằng phương pháp tài khoản và ghi kép, thông qua việc sử dụng tài khoản “Hàng hóa” có thể biết được tình hình tăng giảm nói chung về hàng hóa trong kỳ. Tuy nhiên, đối tượng kế toán rất đa dạng và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần phải được tổng hợp ở những góc độ nhất định theo yêu cầu của nhà quản trị.

Nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin về tình hình tài chính của đơn vị cho các đối tượng có liên quan. Có nhiều đối tượng quan tâm đến lợi ích của đơn vị, nhưng có thể chia thành hai nhóm đó là những người ngoài đơn vị và những nhà quản lý thuộc các cấp trong đơn vị. Những người ngoài đơn vị như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp và các đối tượng khác. Họ thường quan tâm đến thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả của quá trình kinh doanh để đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động và dự kiến khả năng hoạt động trong tương lai của đơn vị, từđó có cơ sởđể đưa ra quyết định phù hợp. Nhóm thứ hai là những nhà quản lý trong đơn vị. Họ không chỉ quan tâm đến những thông tin tổng hợp như nhóm trên mà còn chú ý đến những thông tin chi tiết hơn, liên quan đến một hoạt động, một quá trình cụ thể nào đó trong đơn vị. Các phương pháp chứng từ kế toán, đo lường, tài khoản và ghi kép chỉ mới dừng lại ở mức độ thu thập và xử lý; hoặc thông tin theo từng đối tượng, đáp ứng một phần nhu cầu trên. Chính vì vậy, cần phải có một phương pháp để kế toán thực hiện việc tổng hợp và cung cấp thông tin đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Đó là phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.

Mặt khác, chính những cân đối vốn có của đối tượng kế toán cũng là cơ sở để hình thành nên phương pháp tổng hợp - cân đối. Sự thống nhất về lượng được duy trì thường xuyên vào mọi thời điểm thể hiện qua phương trình kế toán. Nó thể hiện sự bảo toàn vật chất trong quá trình vận động của đối tượng kế toán dẫn đến sự cân bằng giữa GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 88

Chương VII: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán tăng và giảm, giữa Nợ và Có, từđó hình thành nên các quan hệ cân đối giữa một bên là số dưđầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với bên kia là số phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của đối tượng kế toán.

Vậy, phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán là một phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán.

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Lý thuyết kế toán docx (Trang 95 - 96)