ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
8.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn nhất định. Biểu hiện của số vốn này chính là nguồn lực kinh tế - tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác sẽ ảnh hưởng
đến tài sản của đơn vị, làm cho tài sản của đơn vị vận động biến đổi. Thực chất đó là quá trình làm thay đổi quy mô tài sản và nguồn vốn của đơn vị. Theo chương 1, ta biết nhiệm vụ
của kế toán là thu thập xử lý thông tin cũng như kiểm tra giám sát quá trình xử lý đó để phản ánh sự thay đổi đó. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này kế toán cần theo dõi các quá trình kinh doanh cụ thể diễn ra tại doanh nghiệp.
Quá trình kinh doanh diễn ra tại doanh nghiệp chính là quá trình sử dụng tài sản tại đơn vị nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Hay nói cách khác quá trình kinh doanh được thực hiện thông qua sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp.
Sự vận động của tài sản phụ thuộc vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn:
Đối với doanh nghiệp sản xuất, chức năng của doanh nghiệp là mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định,… Kết quả là vốn của doanh nghiệp chuyển từ hình thức giá trị sang hình thức hiện vật. Sau đó với các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm. Để trang trải các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra và thực hiện tái đầu tư, doanh nghiệp phải bán các sản phẩm đã làm ra. Như vậy, quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất gồm 3 giai đoạn: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ.
Đối với doanh nghiệp thương mại, chức năng của doanh nghiệp là mua và bán hàng hóa. Doanh nghiệp thương mại mua hàng từ các doanh nghiệp khác. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện một số công việc làm tăng giá trị hàng hóa như: bọc gói, gia công… Để thu lại toàn bộ chi phí đã bỏ ra và thực hiện công việc kinh doanh có lãi, doanh nghiệp thương mại phải bán hàng hóa ra thị trường. Như vậy, sự vận
động tài sản của doanh nghiệp được thực hiện qua 2 giai đoạn: cung cấp và tiêu thụ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh chia thành 2 giai
đoạn: huy động vốn (vay tiền), giải ngân vốn (cho vay). Đối với loại hình doanh nghiệp này, tiền trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Tiền lãi phải trả khi đi vay tạo thành một loại chi phí kinh doanh chủ yếu. Tiền lãi thu được khi cho vay tạo thành doanh thu hoạt động. Mặc dù không có sự thay đổi về hình thái hiện vật nhưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự
thay đổi về quy mô, địa điểm luân chuyển và đối tượng thanh toán.
Để thực hiện được chức năng thông tin và kiểm tra về sự hình thành và vận động của tài sản trong đơn vị, kế toán cần phải vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, đo lường, phản ánh và cung cấp thông tin về các quá trình kinh doanh diễn ra ở đơn vị. Đó là 4 phương pháp kế toán sau: phương pháp chứng từ (chương 3), phương pháp tài khoản và ghi kép (chương 4), phương pháp đo lường (chương 6) và phương pháp tổng hợp và cân đối
Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu (chương 7). Và 4 phương pháp kế toán trên cần được vận dụng trong quy trình kế toán một cách khoa học.
Thu thập thông tin: Quá trình kinh doanh diễn ra ở đơn vị chính là sự phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Qua chương 3 chúng ta đã biết các nghiệp vụ kinh tế đó được sao chụp trên các chứng từ. Các chứng từ có thể lập từ bên ngoài hoặc từ bên trong doanh nghiệp tùy theo địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Và các chứng từ bên trong không phải luôn luôn được lập bởi bộ phận kế toán mà có thểđược lập bởi các bộ phận liên quan trong
đơn vị. Cho dù các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị được lập ở đâu thì cuối cùng cũng đều tập hợp về bộ phận kế toán. Khi thu thập các chứng từ, kế
toán cần phải kiểm tra tính hợp lệ cũng như hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi sử dụng các chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Do chất lượng thông tin kế toán trước tiên được quyết định bởi chất lượng thông tin ban đầu. Vì vậy, quy trình thu thập thông tin trong đơn vị cần phải được thiết kế và kiểm soát cẩn thận.
Xử lý thông tin: từ các chứng từ kế toán thu thập được, kế toán tiến hành phân tích quan hệđối ứng kế toán được hình thành ở mỗi nghiệp vụ kinh tếđể lập định khoản và ghi sổ kế toán trên cơ sở vận dụng phương pháp tài khoản và ghi kép. Ngoài ra kế toán còn sử
dụng phương pháp đo lường để biểu hiện các đối tượng kế toán bằng thước đo tiền tệ.
Cung cấp thông tin: trên cơ sở các dữ liệu đã được xử lý, kế toán sử dụng phương pháp tổng hợp và cân đối để lập các báo cáo cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan.