0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đo lường chi phí.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN DOCX (Trang 90 -95 )

ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

6.5.2.2 Đo lường chi phí.

* Phân biệt chi phí hình thành tài sản và chi phí để xác định lợi nhuận.

Theo cơ sở kế toán dồn tích, chi phí để xác định lợi nhuận là những chi phí gắn liền với doanh thu và được ghi nhận trong thời kỳ mà nó được xác định một cách đáng tin cậy, chứ không phải là trong thời kỳ thanh toán tiền. Dựa trên giả thiết này, để đo lường lợi nhuận cần phân biệt hai loại chi phí, đó là:

Loại 1 – Chi phí hình thành tài sản. Đây là những chi phí đã phát sinh nhưng tạo ra lợi ích kinh tế cho nhiều kỳ kế toán sau. Tức là, những chi phí này phát sinh sẽ hình thành nên tài sản trong kỳ kế toán. Loại chi phí này không được dùng để xác định lợi nhuận cho đến khi nó được tiêu hao để tạo ra lợi ích kinh tế (doanh thu hay thu nhập) trong kỳ tương ứng. Một số trường hợp chi phí thuộc loại này như sau:

- Chi phí liên quan đến hình thành tài sản dài hạn như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…Những tài sản này sử dụng trong nhiều kỳ kinhh doanh nên toàn bộ chi phí phát sinh khi tiếp nhận tài sản không được sử dụng để xác định lợi nhuận.

- Chi phí liên quan đến hình thành hàng tồn kho (nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, thành phẩm). Những chi phí này cũng không được sử dụng để tính lợi nhuận. - Chi phí trả trước. Đây là những khoản chi phí đã phát sinh nhưng liên quan đến

nhiều kỳ kế toán sau, như chi phí thuê nhà, trả trước tiền quảng cáo sản phẩm…Do lợi ích kinh tế mà các khoản chi phí này mang lại liên quan đến nhiều kỳ kế toán nên chi phí trả trước khi phát sinh cũng không được sử dụng để xác định lợi nhuận.

Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán

Loại 2 – Chi phí để xác định lợi nhuận. Đây là những chi phí gắn liền với doanh thu hay thu nhập đạt được trong kỳ kế toán. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, đó là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổđông hoặc chủ sở hữu. Từ khái niệm trên và phương trình kế toán cơ bản, việc ghi nhận chi phí có thể dựa vào một sốđặc điểm sau:

Thứ nhất, chi phí phát sinh làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ của đơn vi và làm giảm vốn chủ sở hữu. Đặc tính này cho thấy, chi phí đối lập với doanh thu trong nhìn nhận về

lợi ích kinh tế hay giá trị vốn chủ sở hữu. Chi phí để xác định lợi nhuận thực chất là việc tiêu dùng các lợi ích kinh tế của đơn vị.

Thứ hai, chi phí phát sinh làm một tài sản giảm đi nhưng một tài sản khác không tăng lên, hay không làm giảm một khoản nợ phải trả. Những nghiệp vụ kinh tế này thực chất làm giảm vốn chủ sở hữu và được ghi nhận là chi phí. Ví dụ: Dùng tiền mặt thanh toán trực tiếp chi phí vận chuyển hàng đi bán.

Thứ ba, chi phí phát sinh làm tăng một khoản nợ phải trả nhưng không làm tăng một tài sản, hay không làm giảm một khoản nợ phải trả khác. Những nghiệp vụ kinh tế này cũng làm giảm vốn chủ sở hữu và được ghi nhận là chi phí. Ví dụ, tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ.

Thứ tư, những nghiệp vụ kinh tế làm giảm vốn chủ sở hữu liên quan đến phân phối lợi nhuận để lại cho người chủ doanh nghiệp, hoặc người chủ sở hữu rút vốn không được xem là chi phí.

Trên thực tế, chi phí để xác định lợi nhuận thường gồm những yếu tố sau:

 Giá gốc của thành phẩm (hàng hóa), dịch vụ đã tiêu thụ. Đây là loại chi phí có quan hệ trực tiếp, rõ ràng với doanh thu ghi nhận trong kỳ.

 Các chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ như: đóng gói, quảng cáo, vận chuyển, xếp dỡ và các chi phí khác. Những chi phí này có đặc điểm là gắn liền với doanh thu bán hàng trong kỳ.

 Các chi phí liên quan đến quản lý, điều hành chung toàn doanh nghiệp như

tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, giá trị hao mòn của TSCĐ

dung trong hoạt động quản lý…Loại chi phí này cũng phản ánh tính phù hợp với doanh thu (thu nhập) trong kỳ vì hoạt động quản lý là hoạt động có tính thường xuyên, cần thiết để duy trì hoạt động kinhh doanh của doanh nghiệp.

* Đo lường chi phí

Tất cả các chi phí để xác định lợi nhuận đều phải thỏa mãn điều kiện được đo lường một cách tin cậy. Từđịnh nghĩa về chi phí, có thể nhận thấy việc ghi nhận chi phí xảy ra đồng thời với việc ghi nhận khoản nợ phải trả tăng lên hoặc tài sản giảm đi nên loại giá được sử dụng để đo lường tài sản và nợ phải trả cũng được vận dụng để đo lường chi phí. Thực tế, giá gốc là loại giá phổ biến nhất được sử dụng đểđo lường tài sản và nợ phải trả, vì vậy, chi phí cũng được đo lường theo giá gốc. Nguyên tắc đo lường một số chi phí

để xác định lợi nhuận như sau:

Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán

Đối với hàng hóa, thành phẩm đã tiêu thụ. Giá trị của những đối tượng này đã được xác định trên cơ sở giá gốc khi chúng hình thành tại đơn vị. Nhưng, vì giá gốc của chúng tại những thời điểm hình thành là không như nhau nên khi xuất bán, doanh nghiệp có thể

lựa chọn một phương pháp thích hợp để tính giá trị hàng tồn kho xuất bán. Có 4 phương pháp tính giá hàng xuất kho đó là: phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp nhập sau – xuất trước, phương pháp giá bình quân và phương pháp giá đích danh. Những phương pháp đo lường này sẽđược giới thiệu kỹở môn học Kế toán tài chính.

Đối với chi phí trả trước ngắn hạn có liên quan đến quá trình tiêu thụ hay hoạt

động quản lý chung: những chi phí này được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian ngắn hơn một năm. Chi phí trả trước trong tiêu thụ và quản lý chung được phân bổ

trong một kỳ kế toán (tháng, quý) để xác định lợi nhuận có thểđược tính như sau: Chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí phân bổ trong

kỳ kế toán = S k kế toán hu dng ước tính x Sc kn phân b kế toán ổ Đối với chi phí khác trong quá trình tiêu thụ và hoạt động quản lý như: chi vận chuyển, chi bốc xếp, tiếp khách, hội họp…Những chi phí này sẽ được đo lường bằng chi phí thực tế khi phát sinh.

Đối với những tài sản dài hạn liên quan đến quá trình tiêu thụ và hoạt động quản lý chung toán doanh nghiệp: những tài sản này được sử dụng trong nhiều kỳ kinhh doanh nên giá trị của chúng được phân bổ trong kỳ kế toán hiện tại và những kỳ kế toán sau. Đối với TSCĐ, công việc này trong kế toán được gọi là trích khấu hao TSCĐ. Thông thường, việc phân bổ này sẽ dựa trên cơ sở ước tính kế toán vì kế toán không thể dự tính chính xác thời gian mang lại lợi ích kinh tế của tài sản trong tương lai. Chẳng hạn, khi đầu tư hệ

thống máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất trong DNSX, ước tính sử dụng trong 10 năm thì việc tính khấu hao mỗi năm có thể dựa vào thời gian hữu dụng của hệ thống máy móc này. Đây chính là một đặc trưng khi phân bổ giá trị của tài sản dài hạn vào chi phí trong kế toán.

Có thể minh họa việc đo lường lợi nhuận từ trường hợp của một doanh nghiệp thương mại trong năm N như sau:

1. Số lượng hàng hóa mua vào là 10.000 sản phẩm, đơn giá mua là 5.000đ/sản phẩm.

2. Trong năm, doanh nghiệp đã bán 8.000 sản phẩm, đơn giá bán là 6.000đ/sản phẩm.

3. Cửa hàng phục vụ cho việc bán hàng có nguyên giá là 100 triệu đồng, thời gian sử dụng ước tính khoảng 10 năm.

4. Đầu tháng 10, doanh nghiệp đã chi tiền thuê địa điểm bán hàng mới với số tiền trả mỗi tháng là 500.000đ/tháng. Doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê nhà trong 6 tháng với số tiền là 3 triệu đồng.

5. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong năm là 6 triệu đồng.

Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán

GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 87

Để xác định lợi nhuận kế toán trong năm N, kế toán cần xác định doanh thu, chi phí theo nguyên tắc phù hợp:

Doanh thu : 8.000 sản phẩm x 8.000đ/sản phẩm = 64.000.000 đồng

Chi phí phù hợp với doanh thu:

Giá vốn: 8.000 sản phẩm x 5.000đ/sản phẩm = 40.000.000 đồng Chi phí khấu hao cửa hàng: 100.000.000 đ : 10 năm = 10.000.000 đồng Tiền thuê cửa hàng: 500.000đ/tháng x 3 tháng = 1.500.000 đồng Chi phí khác: 6.000.000 đồng Tổng chi phí: 57.500.000 đồng Lợi nhuận kế toán: 6.500.000 đồng

Trong ví dụ trên, giá trị cửa hàng được phân bổ trên cơ sởước tính số năm sử dụng của cửa hàng. Tiền thuê cửa hàng dù đã chi bằng tiền là 3 triệu, nhưng lợi ích từ việc thuê cửa hàng có hiệu lực đến hết tháng 3 năm N+1, do vậy, tiền thuê cửa hàng đã trả là chi phí trả trước và chỉ có một bộ phận tiền thuê này là chi phí trong năm N. Tiền thuê cửa hàng trả trước còn lại vào ngày 31/12/N (1.500.000 đồng) thực chất là một tài sản vì lợi ích thuê nhà vẫn còn hiệu lực trong 3 tháng đến. Như vậy, tổng chi phí để xác định lợi nhuận trong năm là 57.500.000 đồng và lợi nhuận trong năm N là 6.500.000 đồng.

Chương VI: Đo lường đối tượng kế toán

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Giáo trình Nguyên lý kế toán

Ts. Trần Đình Khôi Nguyên (chủ biên), Ts. Hoàng Tùng, Ths.Đoàn Ngọc Phi Anh, Ths. Phạm Hoài Hương.

Nhà xuất bản giáo dục.  Giáo trình Nguyên lý kế toán PGS - Ts. Võ Văn Nhị.

Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN DOCX (Trang 90 -95 )

×