7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là một phạm trù lịch sử mang tính tƣơng đối, bởi vì nghèo vẫn luôn tồn tại trong xã hội, do sự khác biệt về năng lực, thể chất, thu nhập, địa vị xã hội...giữa các cá nhân với nhau. Nói cách khác, có thể xóa đƣợc đói (nghèo tuyệt đối) nhƣng không thể xóa đƣợc nghèo tƣơng đối mà chỉ có thể giảm nghèo. Giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cƣ nghèo lên mức sống cao hơn, thoát khỏi tình trạng nghèo nên giảm nghèo tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lƣợng ngƣời nghèo giảm. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi ngƣời. Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau
Ở Việt Nam, giảm nghèo đƣợc quán triệt trong các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trên cơ sở những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hƣớng cơ bản: “Nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hƣởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị . Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cƣ”.
Tóm lại, có thể hiểu giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn được các nhu cầu
cơ bản khác của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia.[5]