Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2.Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dƣơng

Hải Dƣơng vốn là tỉnh nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Hồng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu hạ tầng thấp kém. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chính sách XĐGN và chƣơng trình giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dƣơng đã vận dụng sáng tạo chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, đề ra những bƣớc đi, mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Từ thực tế, đã xuất hiện một số mô hình hiệu quả, tích cực có thể nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững: mô hình kinh tế vƣờn - ao - chuồng của Hội phụ nữ xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ; nuôi cá đầm và mô hình cánh đồng bảy triệu/sào (huyện Đồng Gia); phát triển kinh tế gắn liền với du lịch (huyện Thanh Hà)...

Tuy Hải Dƣơng đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa nhƣng chính quyền tỉnh vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, thêm vào đó việc huy động các nguồn vốn đã đƣợc tỉnh sử dụng hiệu quả, tập trung vào một số tiêu chí nhƣ: cải thiện sinh kế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo. Đảm bảo cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận các dịch vụ, nhu cầu đƣợc vay vốn ƣu đãi để phát triển sản xuất. Nguồn vốn cho các hộ nghèo vay sẽ đƣợc giám sát, tƣ vấn để các hộ nghèo sử dụng hiệu quả đúng mục đích từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo làm giàu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 45)