7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Tam Kỳ
Từ những kinh nghiệm Quản lý về Nhà nƣớc giảm nghèo đã đƣợc đúc kết từ thực tiễn của huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hải Dƣơng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm:
- Nhà nƣớc lấy ngƣời nghèo làm trung tâm để hoạch định chính sách. Các hoạt động của Nhà nƣớc là nhằm phục vụ lợi ích xã hội. Việc xác định rõ những nhóm hộ gia đình nghèo theo những tính chất khác nhau để từ đó có chính sách, giải pháp phù hợp cho từng nhóm là vấn đề thiết yếu, giúp thành phố giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhƣ giáo dục, y tế, văn hóa, chính sách dân số, phòng chống tệ nạn xã hội,.. giúp đời sống nhân dân cải thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển bền vững.
- Cần có thêm các chính sách đặc thù phù hợp với thực tế của từng địa phƣơng. Chính quyền thành phố Tam Kỳ phải tiến hành điều tra cặn kẽ, sát thực để xây dựng đƣợc một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của những vùng có hộ nghèo khác nhau. Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo nguyên nhân của từng địa bàn.
- Phải làm tốt hoạt động tổ chức cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã, đó là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Xã nào có Ban chỉ đạo giảm nghèo hoạt động tốt thì ở đó hoạt động giảm nghèo đạt đƣợc hiệu quả cao. Vì vậy, đòi hỏi lãnh đạo thành phố cần quan tâm hoàn thiện tổ chức bộ máy giảm nghèo trên cơ sở lựa chọn cán bộ có năng lực để thực hiện hoạt động này một
- Chú trọng vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣời nghèo về sự cần thiết phải giảm nghèo. Tất cả mọi ngƣời đều có vai trò quan trọng trong góp phần giảm nghèo bền vững, trong đó ý chí và quyết tâm của ngƣời nghèo là nhân tố quyết định.
- Để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, trƣớc hết phải bảo đảm cho các hộ nghèo đƣợc tham gia vào mọi hoạt động của chƣơng trình giảm nghèo, quá trình xác định đối tƣợng thụ hƣởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, khối phố, quản lý nguồn nhân lực, vật lực,.. phải đƣợc kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận của quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo, khái niệm về nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam, quan niệm về giảm nghèo, khái niệm và vai trò của Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. Nội dung của quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo bao gồm các công tác triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo; nguồn lực cho công tác giảm nghèo; tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo; kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo; xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nhân tố về nhận thức của ngƣời nghèo và trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại một số địa phƣơng nhƣ: huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hải Dƣơng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Những vấn đề lý luận trong Chƣơng 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM