Nguồn lực cho công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 35 - 37)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2Nguồn lực cho công tác giảm nghèo

Các yếu tố nguồn lực nhƣ đất đai, nguồn vốn, sự tham gia của các lực lƣợng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài... ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo.

Đất đai là phần tài sản thiết yếu của ngƣời dân. Đặc biệt, đối với ngƣời nghèo đất đai đƣợc họ sử dụng để làm nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi,… hoặc có thể bán đi hay đem cầm cố để đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh tế khác.

Về vốn, đa số ngƣời nghèo bị thiếu vốn, do vậy nếu vay đƣợc vốn để sản xuất kinh doanh và có sự kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn hiệu quả thì sẽ nâng cao đƣợc thu nhập. Vì vậy, cần huy động sự tham gia đóng góp của xã

hội, cộng đồng để gia tăng nguồn vốn tín dụng trợ giúp ngƣời nghèo.

Các lực lƣợng tham gia công tác giảm nghèo gồm: Cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế xã hội và bản thân ngƣời nghèo. Các hộ nghèo cần tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài nhƣ hỗ trợ của nhà nƣớc từ các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, biết tận dụng hỗ trợ của các cấp chính quyền, đƣợc tập huấn kỹ thuật, đƣợc vay vốn ƣu đãi biết tiếp thu và tận dụng vào sản xuất; biết nắm lấy những cơ hội từ thể chế, chƣơng trình, chính sách, nắm bắt thông tin và quyết định đúng trong các tình huống lựa chọn...

Huy động mạnh nguồn lực đầu tƣ, đƣa nhanh vào hoạt động công trình, dự án đã hoàn thành để đạt mức tăng tổng sản phẩm trong vùng, góp phần tăng thu nhập, tăng bình quân đầu ngƣời, giải quyết lao động và xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các bộ, ban, ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa tới các đối tƣợng nghèo, ngƣời nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo về vốn sản xuất, về kinh nghiệm làm ăn, về khoa học- công nghệ, giúp ngƣời nghèo vƣơn lên thoát nghèo, đầu tƣ đúng đối tƣợng và hiệu quả.

Bằng nguồn lực của Nhà nƣớc và của toàn xã hội, Nhà nƣớc xây dựng các biện pháp thiết yếu nhƣ: tăng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ cứu trợ xã hội…để giúp đỡ và bảo vệ ngƣời nghèo, đặc biệt đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nhà nƣớc duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trƣờng nhƣng không loại ngƣời nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích chung về kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn về cơ chế điều hành, phƣơng thức quản lý để phân bổ nguồn lực giảm nghèo phù hợp giai đoạn phát triển mới và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa

phƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 35 - 37)