Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Đặc điểm kinh tế

-Tăng trưởng kinh tế:

Trong giai đoạn 2013-2016, tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố đạt khá, tăng bình quân 11,5%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 là 2.106 USD/ngƣời/năm, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu ngƣời đã tăng lên 2.305 USD/ngƣời/năm. Gía trị tổng sản phẩm tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2013 – 2016 là 29,24 %/ năm. Thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2013 – 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Giá trị tổng sản phẩm (theo giá so sánh 2010) Tỷ đồng 10.188 11.872 14.001 16.512

- Nông - lâm thủy sản Tỷ đồng 318 338 352 375 - Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 2.545 2.940 3.547 4.380

- Thƣơng mại - Dịch vụ Tỷ đồng 7.325 8.594 10.102 11.757

2. Tỷ trọng các ngành % 100 100 100 100

- Nông - lâm thủy sản % 3,12 2,85 2,51 2,27

- Công nghiệp - xây dựng % 24,98 24,76 25,33 26,53

- Thƣơng mại - Dịch vụ % 71,90 72,39 72,15 71,20

3. Tốc độ tăng trưởng % - 16,53 17,93 17,93

- Nông - lâm thủy sản % - 6,29 4,14 6,53

- Công nghiệp - xây dựng % - 15,52 20,65 23,48

- Thƣơng mại - Dịch vụ % - 17,32 17,55 16,38

4. Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 1.064 741 1.087 1.329 5. Chi ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 695 808 938 1.058 (Nguồn: Niên giám thống kê TP Tam Kỳ)

Qua bảng 2.2 cho thấy, giá trị tổng sản phẩm của thành phố luôn duy trì tốc độ tăng đều qua các năm. Năm 2013 giá trị tổng sản phẩm là 10.188 tỷ đồng, tăng lên 16.512 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế những năm qua có sự biến động không đáng kể, năm 2014 là 16,53% nhƣng đến năm 2015 tăng lên 17,93%, qua năm 2016 tốc độ tăng trƣởng có sự biến đổi khá đều vẫn là 17,93%. Cũng trong giai đoạn này, tổng thu ngân sách và tổng chi

ngân sách trên địa bàn lại tăng lên. Tổng thu ngân sách năm 2015 là 1.087 tỷ đồng tăng lên 1.329 tỷ đồng năm 2016 (+ 242 tỷ đồng), tổng chi ngân sách cũng đƣợc cân đối phù hợp với tình hình của địa phƣơng, tạo sự ổn định cho ngân sách, tác động tích cực đến sự phát triển của thành phố.

Về cơ cấu chuyển dịch kinh tế, thành phố Tam Kỳ đang chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị ngành thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp trong khi tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản tuy tăng dần qua các năm nhƣng chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Qua bảng 2.2, ta thấy tỷ trọng ngành thƣơng mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao và biến động không đều qua các năm (năm 2013 chiếm 71,90%, năm 2016 chiếm 71,20 % toàn ngành kinh tế), ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,98% năm 2013 và tăng lên 26,53% vào năm 2016, trong khi đó tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản chỉ chiếm 3,12% năm 2013 và giảm xuống 2,27% vào năm 2016.

Tính đến cuối năm 2016, giá trị thƣơng mại dịch vụ toàn thành phố đạt 11.757 tỷ đồng, giá trị ngành công nghiệp xây dựng đạt trên 4.380 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 375 tỷ đồng. Kết quả nổi bật nhất trong phát triển kinh tế những năm qua là việc hình thành và đi vào hoạt động dự án khu công nghiệp Tam Thăng với quy mô 200 ha, hiện đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và thu hút các nhà đầu tƣ lớn với tổng số vốn đăng ký trên 80 triệu USD.

Trở thành thành phố đô thị loại II từ năm 2016, Tam Kỳ tiếp tục đặt nhiều mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Trong đó, xác định cơ cấu nền kinh tế đến năm 2020 chuyển dịch theo hƣớng: Thƣơng mại dịch vụ 71%, công nghiệp xây dựng 27,5%, nông nghiệp 1,5%. Các giải pháp cụ thể đề ra đó là phát triển các cơ sở dịch vụ trên trục đƣờng Điện Biên Phủ, đƣờng Bạch Đằng, đƣờng Hùng Vƣơng, đƣờng Huỳnh Thúc Kháng; tập trung hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Thuận Yên khớp nối

với cụm công nghiệp Trƣờng Xuân; thu hút những dự án FDI từ Hàn Quốc và Nhật Bản đầu tƣ vào khu công nghiệp Tam Thăng; chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đô thị.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)