Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng

-Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý không thuận lợi: Các hộ nghèo thƣờng là ở các vùng nông thôn, vùng xã đặc biệt khó khăn, những nơi xa xôi, hẻo lánh, đƣờng giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phƣơng nằm ở vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý nhƣ vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc với các nguồn lực của phát triển nhƣ: khoa học kỹ thuật, tín dụng, công nghệ,… nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với quá trình giảm nghèo của đất nƣớc. Điều này ảnh hƣởng đến công tác Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo ở các vùng, địa phƣơng không đƣợc thƣờng xuyên và liên tục.

Đất đai không thuận lợi: đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hƣởng đến khả năng bảo đảm lƣơng thực của ngƣời

nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất đế hƣớng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có. Vì vậy, ngƣời nghèo lại tiếp tục nghèo.

Điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu khắc nghiệt, thiên tại thƣờng xuyên xảy ra, đặc biệt bão lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

-Điều kiện kinh tế - xã hội:

Sự phát triển kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có công tác giảm nghèo của chính quyền địa phƣơng. Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới việc triển khai công tác QLNN về giảm nghèo, tăng trƣởng kinh tế và thu nhập của dân cƣ trong quá trình đô thị hóa, không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của Nhà nƣớc cho ngƣời nghèo mà còn tạo điều kiện giúp cho họ có thêm nhiều thuận lợi để vƣơn lên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 40 - 41)