THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 70 - 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠ

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Thực trạng về triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo

Các văn bản chỉ đạo điều hành:

thể: Chƣơng trình của Quốc gia (Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo QĐ số 1489/QĐ – TTg; Quyết định 102/2009/QĐ - TTg); Chƣơng trình, chính sách đặc thù của tỉnh Quảng Nam (Nghị quyết 31/2011/NQ – HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Nam và Quyết định 832/ QĐ – UBND ngày 16/03/2012 của UBND tỉnh về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, định hƣớng đến năm 2020; Nghị quyết số 119/ 2014/NQ – HĐND tỉnh Quảng Nam về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014 – 2015; Nghị quyết số 02 – NQ/TU ngày 27/04/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh)

Để đạt đƣợc mục tiêu giảm nghèo, Hội đồng nhân dân thành phố Tam Kỳ ban hành Nghị quyết số 05/2011/NQ – HĐND ngày 06/10/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Tam Kỳ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo thành phố giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 7715/QĐ – UBND ngày 18/11/2011-2015 của UBND thành phố Tam Kỳ ban hành về Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo thành phố giai đoạn 2011 - 2015. Quyết định số 7930/ QĐ – UBND ngày 10/05/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc củng cố Ban Chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 3528/QĐ – UBND ngày 17/07/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thành phố. Kế hoạch số 93/KH – UBND ngày 16 tháng 07 năm 2013 về thực hiện các giải pháp giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2015; Kế hoạch số 119/KH- UBND, ngày 16/10/2014: thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014 – 2015 trên địa bàn thành phố Tam Kỳ; ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, phƣờng xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai trong các ngành, hội đoàn thể và toàn dân, thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và thực hiện đồng bộ các mục tiêu đã đề ra.

Thực hiện các cơ chế, chính sách giảm nghèo của Trung ương

đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển theo Chƣơng trình 257 tại 03 xã: Tam Phú, Tam Thanh và Tam Thăng. Trong 5 năm 2011 – 2015 đã thực hiện có hiệu quả việc triển khai đầu tƣ xây dựng và nghiệm thu đƣa vào sử dụng các công trình với tổng số tiền 10,805 tỷ đồng; tổng số ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ các công tình trên là 87.000 lƣợt ngƣời dân/ các công trình.

Tổ chức cấp phát trên 38.878 thẻ BHYT khám chữa bệnh cho các đối tƣợng thuộc hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền đã mua trên 26 tỷ đồng.

Thực hiện bù tiền học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ – CP cho trên 28.400 học sinh, sinh viên với số tiền hỗ trợ trên 15 tỷ đồng.

Hỗ trợ cho hộ nghèo ở các xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2011 – 2015 gồm Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng (Quyết định 102/ 2009/ QĐ – TTg): với số tiền hỗ trợ 80.000 đồng/khẩu/năm cho 4.414 khẩu nghèo, số tiền: 353,120 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ tiền điện thắp sáng cho hộ nghèo: bắt đầu triển khai từ tháng 3 năm 2011, đến nay đã hỗ trợ cho 6.832 hộ nghèo với số tiền 2.444,39 triệu đồng

Thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh( Quyết định 832/ QĐ – UBND ngày 16/03/2012 của UBND tỉnh)

Thực hiện cấp bù 50% học phí cho sinh viên nghèo theo Quyết định 832/ QĐ – UBND: trong 4 năm 2012 – 2015 đã hỗ trợ cho các sinh viên nghèo với số tiền trên: 60 triệu đồng. Thực hiện Quyết định 2813/QĐ – UBND: Trong năm 2015 đã hỗ trợ cho 186 hộ đăng ký thoát nghèo (5 triệu đồng/ hộ) với số tiền 930 triệu đồng. Ngoài ra, còn bảo lƣu các chính sách về ƣu đãi trong giáo dục, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ lãi suất vay vốn. Số ngƣời cận nghèo đã đƣợc hỗ trợ 30% tiền mua thẻ BHYT trong 02 năm 2012 và 2013 là 14.785 ngƣời.

Chương trình giảm nghèo của thành phố:

Chƣơng trình dạy nghề và giải quyết việc làm

quan trọng trong công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho ngƣời dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thời gian qua, thành phố Tam Kỳ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Hiện nay, thành phố Tam Kỳ có 72.956 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 65,5% dân số thành phố. Trong những năm qua, tập trung thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ – TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, Tam Kỳ đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng và tỉnh để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Theo đó, thành phố đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến Quyết định 1956/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lao động nông thôn, dƣới các hình thức nhƣ tuyên truyền qua đài truyền thanh – truyền hình, cấp phát tài liệu, tổ chức đối thoại chuyên đề… Qua đó, định hƣớng việc chọn nghề cho lao động nông thôn thiết thực, phù hợp với tình hình, lợi thế của địa phƣơng. Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm thể hiện qua bảng 2.10

Bảng 2.10. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Mở lớp đào tạo nghề cho lao động

nông thôn Lớp 18 26 7 1

Trong đó:

- Lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp Lớp 0 6 3 1 - Lớp đào tạo nghề nông nghiệp Lớp 18 20 4 0

2. Số lao động tham gia học nghề Ngƣời 790 789 235 30 3. Giải quyết và tạo thêm việc làm cho Ngƣời 4.600 4.271 4.747 4.700

lao động

(Nguồn: Phòng Lao động – thương binh và xã hội thành phố Tam Kỳ)

Trong giai đoạn 2012 – 2015, Tam Kỳ đã mở đƣợc 52 lớp (trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp 10 lớp, đào tạo nghề nông nghiệp 42 lớp) cho 1.844 lao động với các ngành, nghề: nuôi gà thả vƣờn, may công nghiệp, trồng rau an toàn, thú ý, kỹ thuật nuôi nhông trên cát, làm vƣờn cây cảnh,..cho ngƣời lao động tại các xã, phƣờng thuộc thành phố, nhờ đó trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động đƣợc tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, Đoàn thành niên và Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố cũng có nhiều biện pháp tích cực trong tuyên truyền, tƣ vấn đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011 – 2015”, trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố đã phối hợp với các phòng ban của thành phố mở 76 lớp hƣớng dẫn dạy nghề nấu ăn, đào tạo nghề mây tre đan, kỹ thuật nuôi tôm nƣớc lợ, trồng hoa cây cảnh, trồng nấm,.. cho hơn 8200 lƣợt hội viên. Đồng thời phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho các hội viên nữ. Nhờ các biện pháp tích cực trong thực hiện công tác đào tạo nghề trên, hằng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đƣợc nâng lên, năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 65%

Ngoài ra, nhiều mô hình, tổ chức hợp tác kinh tế, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở các địa phƣơng đã ra đời, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở các xã, phƣờng nhƣ: tổ hợp tác làm bánh tráng ở Tam Ngọc, nghề làm bún phƣờng Hòa Thuận, xƣởng cƣa gỗ, làng rèn Hồng Lƣ ( phƣờng Hòa Hƣơng), tổ hợp tác trồng nén An Phú… Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, thu hút đầu tƣ của thành phố ngày đƣợc đẩy mạnh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các khu công nghiệp Trƣờng Xuân, Thuận Yên với nhiều nhóm ngành nghề đa dạng, đã giải quyết thêm nhiều việc làm cho ngƣời

lao động.

Chính sách tín dụng: Tuyên truyền, vận động các hộ nghèo có kế hoạch

làm ăn vƣơn lên thoát nghèo và hƣớng dẫn cho hộ nghèo vay vốn ƣu đãi, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay xuất khẩu lao động, cho vay đầu tƣ công trình nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng,… với tổng số tiền trên 61 tỷ đồng (6.529 hộ đƣợc vay)

Chính sách khuyến nông – lâm – ngư: UBND thành phố chỉ đạo các phòng ban chức năng triển khai thực hiện chính sách Khuyến nông, lâm, ngƣ trong đó chú trọng công tác tập huấn, hƣớng dẫn hộ nghèo áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông ngƣ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, cách làm ăn, sản xuất phù hợp với từng đối tƣợng để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, phát triển kinh tế, vƣơn lên thoát nghèo.

Đặc biệt, để tạo thêm nguồn lực chung tay hỗ trợ “ Vì ngƣời nghèo” nhất là phong trào nhận đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời nghèo già cả, neo đơn không nơi nƣơng tựa, trong những năm qua, thành phố đã vận động trên 40 tổ chức nhận đỡ đầu 250 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Từ nhiều nguồn vận động đã tiến hành xây dựng 490 căn nhà “Đại đoàn kết" ; hỗ trợ xây dựng 93 căn nhà theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg

Chính sách tuyên truyền văn bản pháp luật: Công tác trợ giúp pháp lý

cho ngƣời nghèo đƣợc quan tâm thực hiện, qua đó các đối tƣợng yếu thế đƣợc trang bị các kiến thức pháp luật cần thiết. Đặc biệt trong năm 2015, đã tổ chức 11 buổi đối thoại về các chính sách giảm nghèo và chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố ở 13 đơn vị xã, phƣờng để lắng nghe tiếng nói của ngƣời nghèo trong việc hƣởng thụ chính sách giảm nghèo và chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội. Qua đó đã giúp cho ngƣời dân nắm rõ hơn các chế độ chính sách đối tƣợng đang hƣởng và nâng cao ý

thức của ngƣời dân trong công tác giảm nghèo cũng nhƣ thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, để từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thành phố Tam Kỳ đã triển khai, thực hiện mục tiêu “Không còn người lang thang, xin ăn” trên địa bàn thành phố, Tam Kỳ đã thành lập các tổ công tác xã hội, giúp ngƣời lang thang, xin ăn trở lại với cuộc sống bằng việc đẩy mạnh các biện pháp sau:

-Siết chặt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, vận động các chủ nhà trọ cam kết không để ngƣời lang thang, ăn xin đến trú ngụ.

-Thực hiện kịp thời các chính sách bảo trợ xã hội, khuyến khích các nhà hảo tâm, các tổ chức hỗ trợ hoặc nhận đỡ đầu nhất là con em của những gia đình thuộc hộ nghèo, ngƣời tàn tật, ngƣời già neo đơn không nơi nƣơng tựa

-Ƣu tiên chính sách dạy nghề và tạo việc làm đối với ngƣời đã và có nguy cơ lang thang, xin ăn

-Tổ chức cho các gia đình, tộc họ, địa phƣơng ký cam kết không có ngƣời lang thang, xin ăn.

Tuy nhiên, việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: chƣa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và cơ chế phối hợp đồng bộ giữa Phòng LĐTB & XH, phòng Nội vụ và phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; từ đó dẫn đến thiếu linh hoạt, lúng túng trong thực hiện đề án, hiệu quả thực tế thực hiện chƣa cao.

Để tiến hành đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tác giả đã tiến hành khảo sát 50 hộ dân trên 3 xã của thành phố Tam Kỳ và 50 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo. Ý nghĩa của việc triển khai thực hiện các chính sách đƣợc tác giả đánh giá theo

thang đo Likert 5 điểm từ 1 (có nghĩa là “hoàn toàn không đồng ý”) đến 5 (có nghĩa là hoàn toàn đồng ý”), cụ thể nhƣ sau:

Hoàn toàn Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn không đồng ý đồng ý

Mặt khác, ta có:

Gía trị khoảng cách = ( Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8

Do đó, ta có thể quy đổi thang Likert 5 điểm trên về thang đo đánh giá dƣới đây:

Bảng 2.11. Bảng thang đo đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí

Gía trị trung bình Mức độ quan trọng

Từ 1,0 đến 1,8 Hoàn toàn không đồng ý Từ 1,8 đến 2,6 Không đồng ý

Từ 2,6 đến 3,4 Trung lập Từ 3,4 đến 4,2 Đồng ý

Từ 4,2 đến 5,0 Hoàn toàn đồng ý

Kết quả đánh giá của CBCC về việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại thành phố nhƣ sau:

Bảng 2.12. Đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Gía trị TB Nhận xét mức độ đánh giá 1 2 3 4 5

Các văn bản chỉ đạo điều hành, các chính sách về giảm nghèo đƣợc triển khai sâu

0 0 4 25 21 4,34 Hoàn toàn

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Gía trị TB Nhận xét mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 rộng Các chính sách về giảm nghèo đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, kịp thời 0 5 9 30 6 3,74 Đồng ý Một số chính sách giảm nghèo thực hiện chậm do công tác điều tra, rà soát hộ nghèo không đúng kế hoạch đã đề ra

4 14 5 26 1 3,12 Trung lập

Chính sách hỗ trợ các hộ nghèo đƣợc thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn

0 5 8 25 12 3,88 Đồng ý

Công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo chƣa đa dạng, phong phú

6 15 3 21 5 2,84 Trung lập

(Nguồn: Tác giả thực hiện điều tra)

Căn cứ vào bảng 2.12, phần lớn các nhận định đã nêu đƣợc CBCC làm công tác giảm nghèo đánh giá từ mức độ trung lập đến hoàn toàn đồng ý, nằm trong khoảng từ 2,84 – 4,34. Các văn bản, chỉ đạo điều hành đều đƣợc triển khai sâu rộng, cập nhật thƣờng xuyên, kịp thời đến từng địa bàn, thôn, khối phố đƣợc đa số cán bộ làm công tác giảm nghèo đồng ý ở mức cao. Điều này cho thấy CBCC thành phố nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế, một khi các chính sách này đƣợc triển

khai sâu rộng, đến đúng đối tƣợng, đúng địa bàn thì đời sống ngƣời nghèo sẽ đƣợc cải thiện, bảo đảm kinh tế và góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách thành phố. Nhận định về một số chính sách giảm nghèo thực hiện chậm do công tác điều tra, rà soát hộ nghèo không đúng kế hoạch đã đề ra đƣợc đánh giá ở mức độ trung lập, hơn một nửa là đồng ý, nguyên nhân do điều tra viên còn lúng túng trong việc sử dụng mẫu phiếu điều tra mới, hộ nghèo không chịu hợp tác, phối hợp trong điều tra, rà soát hay việc tổ chức thực hiện chƣa đƣợc cán bộ đôn đốc và hƣớng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã, phƣờng thực hiện không quyết liệt, việc báo cáo kết quả còn chậm và không đầy đủ. Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo chƣa đa dạng và phong phú cũng là yếu điểm trong việc triển khai thực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)