Tình hình nghèo tại thành phố Tam Kỳ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 62 - 69)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Tình hình nghèo tại thành phố Tam Kỳ

Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện có 13 đơn vị hành chính, bao gồm 9 phƣờng và 4 xã. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác giảm nghèo, tạo đƣợc sự tin tƣởng, phấn khởi trong nhân dân, ý thức của ngƣời dân trong công tác giảm nghèo đƣợc nâng lên, nhiều hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.

Biểu đồ 2.1. Tình hình nghèo tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2012 - 2016

( Nguồn: Theo số liệu từ phòng LDDTB & XH thành phố Tam Kỳ)

Trong giai đoạn 2012 – 2016, tỷ lệ hộ nghèo tại thành phố Tam Kỳ có xu hƣớng giảm dần từ 1.352 hộ năm 2012 xuống còn 416 hộ năm 2016 (-936 hộ). Trong giai đoạn 2012 - 2015, thành phố áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng theo chuẩn nghèo đơn chiều, có thể thấy số hộ nghèo trên toàn địa bàn thành phố giảm một cách rõ rệt từ 1.352 hộ giảm còn 403 hộ (-949 hộ). Số hộ nghèo xã Tam Phú năm 2012 cao nhất thành phố là 256 hộ nghèo, chiếm 10,73% nhƣng đến năm 2015, số hộ nghèo của xã đã giảm đáng kể, chỉ còn 64 hộ, chiếm 2,6%, sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Tam Phú (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã có những đổi thay nhanh chóng. Từ khi triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đến nay, từ nguồn vốn của chƣơng trình, các nguồn vốn lồng ghép và vốn nhân dân đóng góp, mỗi năm xã đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng thiết yếu. Riêng năm 2016, xã đã đầu tƣ hơn 6 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 138 triệu đồng) cho hạ tầng, nhờ đó đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ tốt

cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa... của địa phƣơng. Tuy nhiên, khi áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng chuẩn nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đã tăng lên từ 403 hộ năm 2015 lên 416 hộ năm 2016, tƣơng ứng tỷ lệ hộ nghèo tăng từ 1,38% lên 1,4%. Cụ thể, xã Tam Thăng có số hộ nghèo năm 2015 là 83 hộ, đến năm 2016 đã tăng lên 85 hộ, chiếm tỷ lệ 3,88% cao nhất toàn thành phố, ngoài ra phƣờng An Phú, xã Tam Thanh, xã Tam Phú cũng chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các xã, phƣờng còn lại trong thành phố, tƣơng ứng 2,03%; 2,32% và 2,44% vào năm 2016. (Xem phụ lục số 02 )

Đa số hộ nghèo tại thành phố Tam Kỳ thuộc diện chính sách Bảo trợ xã hội (BTXH) là 251 hộ nghèo trong tổng 365 hộ nghèo toàn thành phố năm 2017, hộ nghèo thuộc diện chính sách Giảm nghèo chiếm 114 hộ tƣơng ứng 31,23%. Điều này cho thấy phần lớn nhóm gia đình nghèo còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của xã hội, nhóm này ít có khả năng thoát nghèo và sẽ là một gánh nặng cho nhà nƣớc.

Biểu đồ 2.2. Hộ nghèo phân chia theo diện chính sách toàn thành phố năm 2017

Về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: Theo điều tra của phòng LĐTB & XH thành phố, tình hình thiếu hụt về y tế đối với hộ gia đình có ngƣời ốm/bệnh nặng nhƣng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua là 17 hộ, chiếm tỷ lệ 3,4%; đối với hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT là 170 hộ, chiếm 34%. Mức độ thiếu hụt trình độ giáo dục của ngƣời lớn từ 15 đến dƣới 30 tuổi không tốt nghiệp THCS và hiện không đi học; không tính các trƣờng hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đạng bị bệnh/chấn thƣơng nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học là 19 hộ, chiếm 3.8%. Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 05 đến dƣới 15 tuổi hiện không đi học chiếm tỷ lệ 16,2% với 81 hộ. Về nhà ở, phần lớn các hộ gia đình đã có nhà kiên cố, có 64 hộ nghèo đang ở trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ với tỷ lệ 12,8%. Các đồ dùng đắt tiền của hộ nghèo gần nhƣ không có hoặc chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nếu có thì phần lớn chỉ là đồ dùng rẻ tiền nhƣ máy quạt, tivi cũ, xe máy cũ, xe đạp,… 28 hộ gia đình không đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc hợp vệ sinh: nƣớc máy, nƣớc giếng khoan, nƣớc giếng đào có thành bảo vệ, nƣớc khe mó đƣợc bảo vệ, nƣớc mƣa chứa trong bể chứa đƣợc bảo vệ, 123 hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh nhƣ: tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nƣớc,hai ngăn. Đối với mức độ thiếu hụt về tình trạng sử dụng dịch vụ viễn thông chiếm tỷ lệ khá cao, 343 hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng điện thoại và đồng thời cũng không sử dụng kết nối internet thông qua máy tính hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào, chiếm tỷ lệ 68,6%, thay vào đó các hộ nghèo đƣợc tiếp cận với thông tin qua loa truyền thanh của thôn/ xã cũng nhƣ qua đài, tivi. Thể hiện dƣới bảng 2.8

Bảng 2.8. Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2015 Chỉ tiêu Hộ nghèo Tỷ lệ (%) Y tế Thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế 17 3,4

Thiếu hụt về Bảo hiểm y tế 170 34

Giáo dục Thiếu hụt về trình độ giáo dục của ngƣời lớn 19 3,8 Thiếu hụt về trình độ giáo dục của trẻ em 81 16,2 Nhà ở Thiếu hụt về chất lƣợng nhà ở 64 12,8

Thiếu hụt về diện tích nhà ở 26 5,2

Nƣớc sạch, VS

Thiếu hụt về tiếp cận nguồn nƣớc sinh hoạt 28 5,6 Thiếu hụt về tiếp cận hố xí/ nhà tiêu hợp vệ

sinh 123 24,6

Thông tin

Thiếu hụt về tình trạng sử dụng dịch vụ viễn

thông 343 68,6

Thiếu hụt về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 86 17,2

( Nguồn: Số liệu điều tra của UBND TP Tam Kỳ năm 2015)

Nguyên nhân nghèo:

-Do điều kiện tự nhiên:

Qua các năm, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, bão lụt, dịch bệnh trong chăn nuôi thƣờng xuyên xảy ra, công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh đã tập trung thực hiện, nhƣng vẫn còn thiếu nhất là 03 xã vùng bãi ngang ven biển.

-Nguyên nhân nghèo trực tiếp từ phía hộ nghèo

Theo kết quả điều tra của Phòng LĐTB & XH thành phố về các nguyên nhân nghèo năm 2017 của thành phố gồm các nguyên nhân nhƣ: thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, đông ngƣời ăn theo, hộ chƣa có kế hoạch tổ chức sản

xuất, chi tiêu, có lao động nhƣng không có việc làm ổn định, không biết cách làm ăn, không có tay nghề hoặc không đƣợc đào tạo nghề, ốm đau nặng, mắc tệ nạn xã hội, già cả neo đơn, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, và nguyên nhân khác. Đƣợc thể hiện ở biểu đồ 2.3 và xem phụ lục số 03

Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân gây nghèo tại thành phố Tam Kỳ

(Nguồn: Số liệu điều tra UBND thành phố Tam Kỳ)

Già cả neo đơn, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng dẫn đến nghèo trên địa bàn, trong tổng số 365 hộ nghèo thì có tới 165 hộ nghèo do già cả neo đơn, chiếm 45,21%; 69 hộ nghèo do khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, chiếm 18,9% trong các nguyên nhân. Do đó, vấn đề giảm nghèo đối với các số hộ này là hết sức khó khăn vì sức khỏe yếu kém và bệnh tật của ngƣời già, ngƣời khuyết tật nặng, thu nhập chủ yếu của hộ nghèo nhờ vào nguồn trợ cấp xã hội, các nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Ốm đau nặng: Vấn đề bệnh tật và sức khỏe yếu kém ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của ngƣời nghèo, làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn vì thu nhập làm ra để chi tiêu vào ốm đau, bệnh tật, đôi khi thu nhập của họ

không đủ để trang trải cho thuốc men, ăn uống thƣờng ngày. Nguyên nhân này chiếm 16,44%, tƣơng ứng 60 hộ nghèo trong tổng số 365 hộ nghèo toàn thành phố.

Đông ngƣời ăn theo: Quy mô hộ gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ nghèo. Hộ nghèo đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng nghèo. Tỷ lệ sinh trong các gia đình nghèo còn rất cao. Theo kết quả điều tra, hiện nay hộ nghèo do đông con tại thành phố Tam Kỳ chiếm 15,07%, nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu lao động, cộng với một số bộ phận ngƣời nghèo có tâm lý lƣời lao động, ỷ lại trợ cấp của Nhà nƣớc. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của họ kéo dài.

-Do cơ chế chính sách

Một số chính sách, chƣơng trình về hỗ trợ cho ngƣời nghèo thực hiện theo một thời điểm trong khi đó đối tƣợng này thƣờng xuyên phát sinh, thay đổi.

Ở một số chính sách, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thiếu sự hƣớng dẫn cụ thể để thống nhất tổ chức thực hiện hoặc điều chỉnh chậm (Nghị định 67/CP)

Một số nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền chƣa quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền phổ biến, thực hiện chính sách đối với ngƣời nghèo, ngƣời lao động, chƣa tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chƣơng trình, chƣa chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện chƣơng trình. Mặt khác, có nơi công tác phối hợp của các đoàn thể xã hội trong chƣơng trình còn hạn chế, thiếu đồng bộ; Công tác tổ chức triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án ở cơ sở (cấp xã) còn lúng túng, thụ động, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Đặc biệt, khi áp dụng theo phƣơng pháp đo lƣờng chuẩn nghèo đa chiều mới, một bộ phận cán bộ và nhân dân còn lúng túng và chƣa nắm bắt phƣơng pháp điều

tra theo chuẩn nghèo mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 62 - 69)