Những hạn chế trong công tác QLNN về giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 93 - 96)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2.Những hạn chế trong công tác QLNN về giảm nghèo

Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác giảm nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế:

Trong triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo:

Việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phƣơng còn thiếu

tập trung, chƣa có biện pháp cụ thể hƣớng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo bền vững, chủ yếu chỉ mới quan tâm đến việc xem xét cho vay vốn, chƣa chủ động đề ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng địa phƣơng để tạo điều kiện phát triển, tạo việc làm ổn định cho hộ nghèo.

Một số chính sách về hỗ trợ trong chƣơng trình thực hiện theo một thời điểm (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo), trong khi đó đối tƣợng này thƣờng xuyên phát sinh, thay đổi.

Việc tiếp cận các chính sách trợ giúp, ƣu đãi của một bộ phận dân cƣ còn nhiều khó khăn; chính sách giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở giao cho hộ nghèo (thực hiện theo điều 13, Nghị định 198/2004/NĐ-CP) chƣa đƣợc thực hiện.

Trong việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 chƣa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và cơ chế phối hợp đồng bộ giữa Phòng LĐTB & XH, phòng Nội vụ và phòng NN & PTNT. Từ đó dẫn đến hạn chế, thiếu linh hoạt, lúng túng trong thực hiện đề án, hiệu quả thực tế thực hiện chƣa cao. Việc tổ chức thực hiện các đề án, chính sách chƣa theo sát tình hình thực tế, không đôn đốc và hƣớng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã, phƣờng thực hiện không quyết liệt, việc báo cáo kết quả còn chậm và không đầy đủ.

Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo:

Nguồn lực đầu tƣ cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu. Cơ sở hạ tầng còn khó khăn, nhất là khu vực vùng ven, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, tiềm lực kinh tế của địa phƣơng còn khó khăn trong khi phải

tập trung giải quyết nhiều vấn đề bức thiết nhƣ: phòng chống thiên tai, giáp hạt,..Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhƣng chƣa cao và chƣa bền vững, việc làm thiếu ổn định, chỉ cần một biến cố trong cuộc sống nhƣ: ốm đau, rủi ro, thiên tai, lũ lụt,.. thì số hộ thoát nghèo có khả năng lại tái nghèo, nguy cơ mất việc rất cao. Nguồn nhân lực thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo còn hạn chế, cán bộ LĐTB & XH kiêm nhiệm quá nhiều việc, không đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo, chƣơng trình giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo chƣa cao.

Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo:

Cán bộ theo dõi các Chƣơng trình giảm nghèo ở cấp xã phần lớn là cán bộ LĐTBXH, kiêm nhiệm quá nhiều việc, thƣờng thay đổi, thiếu kinh nghiệm trong công tác, ảnh hƣởng đến việc theo dõi và tham mƣu thực hiện các nội dung của Chƣơng trình. Hiệu quả hoạt động của một số cán bộ về lĩnh vực giảm nghèo còn hạn chế. Một số cán bộ chƣa thực sự an tâm công tác, tƣ tƣởng còn dao động chƣa thực sự chịu khó học hỏi, nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm trong công tác giảm nghèo còn thấp.

Chƣa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chính sách.

Việc điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm chƣa chính xác, do đó một số chính sách giảm nghèo tác động không đúng đối tƣợng, mặt khác một bộ phận ngƣời nghèo lại không đƣợc hƣởng lợi từ chính sách. Đội ngũ cán bộ rà soát hộ nghèo thay đổi liên tục, không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm không cao, không ít cơ sở rà soát không đúng quy trình, công khai không dân chủ.

Nhận thức về công tác giảm nghèo và các vấn đề xã hội trong một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế; theo dõi, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá chƣơng trình ở một số ngành, địa phƣơng chƣa đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc theo quy định và thiếu sự đồng bộ. Quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát tại các xã phƣờng còn bộc lộ nhiều bất cập, có nhiều công trình đầu tƣ (xây dựng đƣờng nông thôn mới, xây dựng chợ,..) không khảo sát kỹ, nên hiệu quả đầu tƣ không cao, không phát huy đƣợc tác dụng, gây thất thoát lãng phí vốn của Nhà nƣớc.

Xử lý vi phạm trong thực hiện công tác giảm nghèo:

Chính quyền thành phố chƣa có chế tài riêng đối với lĩnh vực giảm nghèo, hình thức xử phạt đối với vi phạm trong công tác giảm nghèo còn qua loa, hạn chế và chƣa triệt để.

Ngoài ra, sự nỗ lực của bản thân hộ nghèo còn thấp. Bản thân ngƣời nghèo, xã nghèo, ngƣời lao động thiếu chủ động vƣơn lên thoát nghèo và tìm việc làm, tƣ tƣởng đến đâu hay đến đó, thiếu bản lĩnh và sự tâm quyết để giảm nghèo; còn nhiều hộ gia đình có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc, các chính sách giảm nghèo. Bên cạnh một số xã/ phƣờng đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo một cách hiệu quả, vẫn còn một số địa phƣơng muốn nâng tỷ lệ hộ nghèo cao hơn thực tế để đƣợc vào danh sách xã nghèo nhằm hƣởng lợi các chính sách, dự án giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 93 - 96)