Đặc điểm xã hội, nhận thức của ngƣời nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 55 - 61)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3.Đặc điểm xã hội, nhận thức của ngƣời nghèo

Thành phố Tam Kỳ có 93,97 km² diện tích tự nhiên và 148.000 nhân khẩu, gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 phƣờng gồm An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hƣơng, Hòa Thuận, Phƣớc Hòa, Tân Thạnh, Trƣờng Xuân và 4 xã gồm Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.

Dân số

Theo niên giám thống kê của thành phố Tam Kỳ năm 2016, dân số trung bình của thành phố là 113.164 ngƣời, bố trí tại 9 phƣờng và 4 xã.

- Dân số thành thị là 86.955 ngƣời chiếm 76,84% tổng dân số thành phố. - Dân số nông thôn là 26.209 ngƣời chiếm 23,16% tổng dân số thành phố.

- Phân bố dân cƣ theo đơn vị hành chính không đều. Dân cƣ chủ yếu tập trung hai bên đƣờng phố chính, đặc biệt là đƣờng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và một số khu dân cƣ đƣợc xây dựng từ khi tái lập Tỉnh (từ năm 1997) đến nay còn các khu vực khác dân cƣ rất thƣa thớt.

Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đô thị hoá và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số thành phố, năm 2010 chiếm 71,95% và đến năm 2016 chiếm gần 76,84% dân số. Mật độ dân số của thành phố năm 2016 là 1.204 ngƣời/km2, trong đó phƣờng An Xuân có mật độ dân cƣ cao nhất là 11.272 ngƣời/km2, phƣờng Phƣớc Hoà 8.121 ngƣời/km2

và phƣờng An Mỹ 8.003 ngƣời/km2; mật độ dân số thấp nhất đƣợc phân bố ở xã Tam Thăng là 310 ngƣời/km2

và xã Tam Phú 457 ngƣời/km2, đƣợc thể hiện ở bảng 2.3 nhƣ sau:

Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Tam Kỳ

Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số ( ngƣời/km2 ) Tổng số 93,97 113.164 1.204 Phƣờng An Mỹ 1,88 15.045 8.003 Phƣờng An Phú 13,25 7.660 578 Phƣờng An Sơn 2,5 12.632 5.053 Phƣờng An Xuân 1,09 12.286 11.272 Phƣờng Hòa Hƣơng 4,05 9.048 2.234 Phƣờng Hòa Thuận 7,09 8.665 1.222 Phƣờng Phƣớc Hòa 0,65 5.360 8.121 Phƣờng Tân Thạnh 5,69 8.923 1.568 Phƣờng Trƣờng Xuân 4,73 7.339 1.552 Xã Tam Ngọc 8,09 6.132 758 Xã Tam Phú 17,51 7.989 457 Xã Tam Thanh 5,45 5.258 965 Xã Tam Thăng 21,99 6.827 310

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Tam Kỳ)

Quy mô lao động:

Bảng 2.4. Tình hình lao động trên địa bàn thành phố Tam Kỳ qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

1. Dân số trung bình Ngƣời 108.323 109.322 110.658 111.315

2. Số ngƣời trong độ tuổi lao động

Ngƣời

70.215 71.867 72.211 72.956

- Có khả năng lao động Ngƣời 69.348 70.915 71.121 71.831

- Mât khả năng lao động Ngƣời 867 952 1.090 1.125

3. Tỷ lệ số lao động / dân số trung bình

%

64,82 65,74 65,26 65,54

Qua bảng 2.4 cho thấy thành phố Tam Kỳ có lực lƣợng lao động dồi dào và tăng đều qua các năm, nhƣng không có sự biến động lớn. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình chiếm khoảng trên 65% dân số toàn thành phố, năm 2012 là 70.215 ngƣời, chiếm 64,82% dân số toàn thành phố, đến năm 2015 tăng lên là 72.956 ngƣời, chiếm 65,54% dân số toàn thành phố. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tăng từ 69.348 ngƣời năm 2012 lên 71.831 ngƣời năm 2015, đạt tốc độ tăng bình quân là 1,19%

Chất lượng nguồn lao động:

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động đƣợc thành phố quan tâm chỉ đạo, tập trung thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, nhờ đó trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động đƣợc tăng lên đáng kể. Từ năm 2012 đến 2016 đã mở đƣợc 54 lớp cho 1.844 lao động về đào tạo các ngành chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, thú y, dệt chiếu cói, kỹ thuật chế biến món ăn,.. cho ngƣời lao động tại các xã, phƣờng thuộc thành phố Tam Kỳ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2014 đạt 59% tổng số lao động, năm 2016 là 65%

Cơ cấu lao động, sự chuyển dịch của cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

Với mục tiêu từ nay đến năm 2020 xây dựng thành phố Tam Kỳ phát triển nhanh theo hƣớng bền vững, giải pháp đề ra là chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát triển nhanh thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp trở thành thành phố công nghiệp, vì thế trong những năm qua địa phƣơng đã tập trung vào phát triển các nhóm ngành thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp, do đó cơ cấu lao động trong các ngành này chiếm tỷ lệ cao và tăng qua các năm, điều đó thể hiện ở bảng 2.5 nhƣ sau:

Bảng 2.5. Lao động và cơ cấu, chất lượng lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2013 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Lao động trong các ngành Người 50.090 51.539 49.710 54.285

- Nông - lâm – thủy sản Ngƣời 15.177 14.446 13.430 11.769 - Công nghiệp - xây dựng Ngƣời 15.499 16.994 15.280 19.284 - Thƣơng mại dịch vụ và các

ngành khác Ngƣời 19.414 20.099 21.000 23.232

2. Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

- Nông - lâm - ngƣ nghiệp % 30,3 28,0 27,0 21,7 - Công nghiệp - xây dựng % 30,9 33,0 30,7 35,5 - Thƣơng mại dịch vụ và các

ngành khác % 38,8 39,0 42,2 42,8

3. Tỷ lệ lao động qua đào

tạo nghề % 52 55 59 65

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP Tam Kỳ)

Qua bảng 2.5 cho thấy, trong giai đoạn 2012 – 2015 số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế liên tục tăng. Năm 2013, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố là 50.090 ngƣời và đến năm 2016 là 54.285 ngƣời (+4.195 ngƣời), chiếm gần 48% dân số toàn thành phố. Trong đó, lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng liên tục qua các năm, trong khi lao động trong ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp lại có xu hƣớng giảm, sự chuyển dịch này là tất yếu vì hiện tại thành phố đang chú trọng phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Vì vậy, những điều kiện để phát triển nông –lâm – thủy sản ngày càng thu hẹp cả

về quy mô lẫn diện tích, do đó nguồn lao động cũng vì thế mà giảm dần, sự chuyển dịch cơ cấu lao động hiện tại theo hƣớng hợp lý và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Nhận thức của người nghèo:

Tại thành phố Tam Kỳ, hộ nghèo tập trung chủ yếu tại các xã, vùng nông thôn, bãi ngang ven biển. Đây là bộ phận dân cƣ có trình độ dân trí thấp, chủ yếu lao động bằng chân tay, khả năng tiếp thu hạn chế. Tƣ duy sống của ngƣời dân phần lớn là an phận thủ thƣờng, họ đã quen với hình thức sản xuất tự cung tự cấp và dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, đất nông nghiệp… (Số lao động nông lâm thủy sản ở nông thôn phân theo cấp xã khá cao: 7.808 ngƣời năm 2016, hơn gấp đôi số lao động thành thị là 3.508 ngƣời). Vì vậy để thay đổi những thói quen lâu đời của ngƣời dân là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có thời gian và có một chính sách giảm nghèo thật khả quan, sát với nhu cầu thực tế mới có thể thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân.

Những năm qua hệ thống giáo dục của thành phố không ngừng phát triển về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng. Nhiều loại hình trƣờng lớp đƣợc mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục đã huy động đƣợc nguồn lực của toàn xã hội tham gia chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong năm học 2016, toàn thành phố có 51 trƣờng trong đó: trƣờng mầm non có 21 trƣờng (14 trƣờng công lập, 07 trƣờng ngoài công lập); bậc tiểu học có 14 trƣờng tiểu học, bậc trung học cơ sở có 10 trƣờng, với 189 lớp học và 393 giáo viên, phổ cập trung học cơ sở đƣợc giữ vững; bậc phổ thông trung học với 06 trƣờng với 158 lớp học và 382 giáo viên.

Việc hỗ trợ ngƣời nghèo bằng vật chất rất quan trọng nhƣng để đạt đƣợc việc giảm nghèo bền vững thì yếu tố nhận thức của ngƣời nghèo lại là yếu tố quyết định. Nếu ngƣời nghèo lƣời lao động, ăn tiêu lãng phí thì cũng khó có

thể thoát nghèo. Bên cạnh đó, nhiều ngƣời nghèo thƣờng có tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của ngƣời khác mà không có ý chí vƣơn lên thoát nghèo.

Theo niên giám thống kê thành phố, hộ nghèo của thành phố năm 2015 là 500 hộ, nhƣng đến năm 2016 số hộ còn lại 416, số hộ thoát nghèo 104 hộ. Trong những năm qua, thành phố Tam Kỳ luôn chú trọng công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Hằng năm, thành phố đều giao chỉ tiêu thành lập tổ công tác giới thiệu đào tạo nghề, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết cho ngƣời dân, hƣớng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,các mô hình giảm nghèo hiệu quả.. vận động, khuyến khích ngƣời dân thoát nghèo bền vững, vì thế số lao động đƣợc giải quyết và tạo thêm việc làm hằng năm khá cao.

Bảng 2.6. Đặc điểm xã hội thành phố Tam Kỳ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Lao động đƣợc tạo việc làm. Trong đó: Ngƣời 4600 4650 4530 4754 4735 Thành thị Nữ Ngƣời 3480 3534 3448 3517 3314 Ngƣời 2576 2558 2537 2472 2319 Tỷ lệ hộ nghèo % 4,8 3,57 2,02 1,38 1,4

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Tam Kỳ)

Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng qua các năm, do đó tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống khá nhanh. Theo Chi cục thống kê thành phố Tam Kỳ, số lao động đƣợc tạo việc làm tăng đều qua các năm, năm 2012 số lao động đƣợc tạo việc làm là 4.600 ngƣời, đến năm 2016 tăng lên 4.735 ngƣời (+135 ngƣời). Trong đó, lao động đƣợc tạo việc làm chiếm phần lớn là lao động nữ thành thị.Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,8% năm 2012 xuống còn 1,4% năm 2016. Đây cũng là thành công lớn trong mục tiêu phấn đấu giảm nghèo của thành phố

trong những năm qua, điều đó cho thấy sự quyết tâm vào cuộc của cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo trong nâng cao nhận thức cho ngƣời nghèo, giúp họ từng bƣớc cải thiện cuộc sống và tăng lên về chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 55 - 61)