Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 32 - 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4.Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo

Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo có vai trò nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp nhƣ tạo việc làm, dạy nghề, hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đào tạo cho đội ngũ lao động nghèo trở thành lực lƣợng lao động có chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động, sản xuất, bổ sung vào nguồn lực của mỗi quốc gia, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bộ phận dân cƣ nghèo, bảo đảm cho nền kinh tế ổn định và phát triển trên diện rộng với chất lƣợng cao hơn.

Sự quản lý của Nhà nƣớc tạo môi trƣờng kinh tế - xã hội và khuôn khổ hành lang pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản: việc làm, giáo dục, y tế, chính sách hỗ trợ... Bằng quyền lực của mình, công tác quản lý của Nhà nƣớc góp phần hạn chế những tác động tiêu cực nảy sinh do tình trạng đói nghèo gây ra với mỗi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng nghèo; đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Khi mức sống đƣợc nâng cao, ngƣời nghèo từng bƣớc đƣợc tiếp cận với những dịch vụ thiết yếu và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội; các vấn đề về nhận thức giáo dục, chăm sóc sức khỏe… cũng đƣợc quan tâm hơn. Đời sống vật chất và tinh thần đƣợc cải thiện, giúp củng cố thêm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền và chế độ xã hội. Điều đó góp phần làm ổn định chính trị cho đất nƣớc. Các chính sách, chƣơng trình, đề án trong công tác QLNN về giảm nghèo mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta dành cho ngƣời nghèo. QLNN về giảm nghèo cũng tạo điều kiện nâng

cao dân trí cho ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo, góp phần phát triển giáo dục của đất nƣớc.

Ngoài ra, Nhà nƣớc còn giúp ngƣời nghèo gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để giảm nghèo, là cầu nối vận động thuyết phục mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội chung tay giúp đỡ ngƣời nghèo, thực hiện công tác tuyên truyền cho ngƣời nghèo để họ ý thức đƣợc rằng sự hỗ trợ của nhà nƣớc, của xã hội chỉ là chất kích thích, là động lực và là tạo đà cho chính bản thân họ đứng lên hăng hái lao động sản xuất để chiến thắng đƣợc nghèo. Thực tế kinh nghiệm thế giới cho thấy, sự thiếu vắng vai trò của Nhà nƣớc đặc biệt có hại đối với ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo, vì ngƣời nghèo không tự bảo vệ đƣợc các quyền của mình, hơn nữa cũng cần nhấn mạnh trong thành quả chung của tăng trƣởng kinh tế thì Nhà nƣớc có vai trò nòng cốt và có trách nhiệm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. Nhà nƣớc tạo điều kiện để ngƣời nghèo tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng nhƣ mọi ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 32 - 33)