Kinh nghiệm của huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1.Kinh nghiệm của huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh

Về xây dựng các mô hình, thực hiện chỉ đạo ở cấp xã trong việc giảm nghèo để rút kinh nghiệm triển khai cho các huyện và toàn tỉnh. Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 44 ngàn ha đất tự nhiên đƣợc chia làm 5 vùng kinh tế - sinh thái rất rõ rệt, bao gồm:

- Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): có 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dân nhƣng ít đất, hầu nhƣ không có công trình thủy lợi

- Các xã vùng Bắc Hà: thủy lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề dịch vụ chƣa phát triển

- Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công trình thủy lợi, dân đông, đất cát, đất bạc màu nhƣng làm nghề biển và phát triển đƣợc các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng nêu trên.

những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu hạ tầng KT – XH. Tỷ lệ nghèo cao, có 2 xã tỷ lệ hộ nghèo đói trên 40% số hộ.

- Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nƣớc, thuận tiện về giao thông, thủy lợi nhƣng bình quân đất nông nghiệp cho một hộ nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong giảm nghèo

Những năm qua, xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), một địa phƣơng đặc biệt khó khăn, đƣợc hƣởng chính sách 106 vùng bãi ngang đã trở mình vƣơn lên mạnh mẽ trên con đƣờng phát triển kinh tế- xã hội. Và là xã điểm lĩnh xƣớng vai trò tiên phong, đại diện cho vùng bãi ngang đầu tiên của huyện Thạch Hà hoàn thành Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2015. Dự án trồng rau sạch trên cát bằng công nghệ cao tại xã Thạch Văn đã mở ra cơ hội tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động nông thôn và đem lại lợi ích kinh tế cao; góp phần quan trọng đối với việc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái vùng ven biển; và là nền tảng cho Thạch Văn nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, mở mang dịch vụ…Song song với dự án trồng rau trên cát, Thạch Văn bắt đầu xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả khác, nhƣ mô hình dịch vụ thu mua chế biến hải sản Hồ Liên; mô hình thu mua chế biến nông sản Trần Hùng, hay dịch vụ vật liệu xây dựng Nguyệt Bính… với doanh thu hàng chục tỷ đồng/1 năm.

Qua việc nghiên cứu nghèo đói ở những vùng sinh thái khác nhau, điển hình là huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh nhận ra rằng: nghèo đói vừa có điểm chung vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do vậy, trong chỉ đạo phải sâu sát, vận dụng cơ chế chính sách vào điều kiện cụ thể một cách năng động, sáng tạo. Từ nhận thức đó, các huyện đều có chỉ đạo điểm hoặc xây dựng các mô hình điểm về giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)